Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một trong những loại hình nghiên cứu được ứng dụng với không chỉ đối với luận văn thạc sĩ sư phạm, sáng kiến kinh nghiệm. Mặc dù cùng xuất phát từ thực tiễn nhưng SKKN thường được lý giải bằng những lí lẽ mang tính chủ quan cá nhân, trong khi đó nghiên cứu khoa học sư phạm được lý giải dựa trên các căn cứ mang tính khoa học. Đồng thời SKKN không được thực hiện theo một quy trình quy định mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân hơn là mang tính khoa học. Bài viết này hocthue.net dành cho những bạn đang cần phải giải quyết đề tài liên quan đến nghiên cứu khoa học trong sư phạm.

1.    Khái niệm và quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

a) Khái niệm về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc một can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH), chương trình, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới… của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. 

 

Ví dụ: Trong lớp có một số học sinh có kết quả học tập môn Toán dưới trung bình, để giải quyết vấn đề này, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao có những học sinh có kết quả học tập như vậy. Trong thực tế có nhiều nguyên nhân như: học sinh lười học, không hứng thú học tập, phương tiện học tập chưa đầy đủ, phương pháp dạy và học chưa phù hợp… Trong các nguyên nhân đó giáo viên chọn một nguyên nhân để tác động (tìm biện pháp thay thế cho biện pháp hiện tại). Chẳng hạn học sinh không hứng thú học Toán có thể do phương pháp dạy học chưa phù hợp (phương pháp dạy học chủ yếu là lý thuyết). Để cải thiện thực trạng này giáo viên phải sử dụng tư duy sáng tạo để lựa chọn giải pháp phù hợp để thay thế, giải pháp thay thế có thể là phương pháp Hợp tác nhóm, Thực hành áp dụng... Sau khi thực hiện quy trình nghiên cứu tác động/ thử nghiệm, người nghiên cứu so sánh kết quả trước tác động với kết quả sau tác động.

b) Các bước nghiên cứu chung như sau:

Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Các bước trong nghiên cứu khoa học sư phạm Nội dung
1. Hiện trạng Giáo viên (người nghiên cứu) suy nghĩ, phát hiện ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.
Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân để tác động nhằm cải thiện hiện trạng.
2. Giải pháp thay thế Giáo viên (người nghiên cứu) suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại; Xác định tên đề tài
3. Vấn đề nghiên cứu Xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết.
4. Thiết kế  Lựa chọn thiết kế phù hợp. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (nếu cần), quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
5. Đo lường Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
6. Phân tích Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.
7. Kết quả Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị.
8. Giải pháp, biện pháp hoặc khuyến nghị Bước cuối cùng mà hocthue.net khuyên là cần đưa ra các biện pháp, giải pháp và khuyến nghị cần thiết với vấn đề cần nghiên cứu.

2. Phương pháp Nghiên cứu khoa học sự phạm ứng dụng

Nghiên cứu khoa học sự phạm ứng dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; cả hai phương pháp tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình của GV về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm đến các kết quả NCKHSPƯD. NCKHSPƯD nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng do nghiên cứu định lượng có nhiều lợi ích :
-    Trong nhiều tình huống, kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu (ví dụ: điểm số của học sinh) có thể được giải nghĩa một cách rõ ràng. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu.
-    Nghiên cứu định lượng đem đến cho giáo viên cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá. Đó là những nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu.
-    Thống kê được sử dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đối với người nghiên cứu, thống kê giống như một ngôn ngữ thứ hai và kết quả NCKHSPƯD của họ được công bố trở nên dễ hiểu.
-    Nghiên cứu định lượng không những giúp cho kết quả nghiên cứu được chứng minh một cách rõ ràng, dễ hiểu mà còn giúp GV/ CBQL dễ thực hiện, kết quả tức thì do “cân đong, đo đếm” được.

Nguồn của các tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Văn Lệ Hằng, Phan Thị Lạc, Nguyễn Thị Phương, Trần Thị Thu

Thẻ