Tổng quan và tổng hợp tài liệu về phân tích tài chính

Phân tích tài chính

Trong tài chính doanh nghiệp thì việc phân tích tài chính là một phần thi không thể bỏ qua. Hôm nay chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu về chủ đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp

1. Vì sao phải phân tích tài chính?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động tìm đánh giá tình hình tài chính từ các báo cáo tài chính. Thông thường phân tích tài chính để chỉ ra "sức khỏe", tình trạng tài chính của doanh nghiệp bằng một con số (hay nhiều con số).

Dưới góc độ cụ thể hơn, hay mục đích nào đó, phân tích tài chính có thể để tìm hiểu về tình hình kinh doanh, tình hình đầu tư .. cho đến định giá công ty...

Có nhiều phương pháp phân tích mà hocthue.net đã trình bày như phương pháp phân tích chiều dọc, phân tích chiều ngang báo cáo tài chính. Không những vậy trong bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một phương pháp phân tích phổ biến khác đó là phân tích qua chỉ số tài chính.

Câu hỏi đặt ra là vì sao không dùng 1 chỉ số mà lại dùng nhiều chỉ số tài chính? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta biết rằng một hiện tượng, sự vật sẽ không đơn giản được đánh giá bằng 1 con số duy nhất. Nó sẽ là tổng hợp của nhiều yếu tố (qua các con số) để đưa ra nhận xét khách quan nhất về hiện tượng sự vật . Cụ thể trong tài chính doanh nghiệp thì là sức khỏe, tình trạng tài chính của doanh nghiệp

2.Các chỉ số tài chính quan trọng:

2.1. Phân tích khả năng thanh khoản

2.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đảm đương trách nhiệm nợ với các chủ nợ ngắn hạn trong trường hạn phải thanh lý tài sản ngắn hạn để trả nợ. Việc thanh lý tài sản ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đây là việc làm bất đắc dĩ, không khả thi trừ khi công ty phá sản, giải thể.

Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Ví dụ, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty HTN (Học thuê net) ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số thanh toán ngắn hạn HTN

1.15

1.28

1.53

Hệ số thanh toán ngắn hạn MSH (đối thủ)

1.17

1.26

1.53

 

Với mỗi đồng nợ ngắn hạn, công ty có xấp xỉ 1.15 đồng đảm bảo (2022) và tăng lên 1.53 đồng đảm bảo (2024). Xem xét ba năm gần nhất, ta thấy chỉ tiêu này của công ty có xu hướng đi lên. Chỉ tiêu này cũng cho thấy công ty HTN tăng thể hiện khả năng thanh toán mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán với các chủ nợ ngắn hạn, tuy nhiên nếu công ty tiếp tục giữ mức tăng chỉ tiêu này lên hệ số lớn 2, thì ngược lại cũng có thể do công ty quản lý tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả, chưa tận dụng nguồn tài trợ không trả lãi từ các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Chỉ số này so với công ty đối thủ MSH khá tương đồng cả hai công ty.

2.1.2 Hệ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu thanh toán nhanh là một biến thể của chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn, theo đó, những tài sản ngắn hạn nào khó chuyển thành tiền sẽ bị loại trừ khỏi tử số (ở đây là hàng tồn kho).

Hệ số thanh toán nhanh =

Ngoài ra chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo xấp xỉ 1 đồng tiền mặt. Chỉ tiêu này của công ty HTN cũng có xu hướng tăng từ năm 2022 đến 2024.

Ví dụ, hệ số thanh toán nhanh của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số thanh toán nhanh của HTN

0.68

0.80

0.91

Hệ số thanh toán nhanh MSH (đối thủ)

0.80

0.81

1.01

 

2.1.3 Hệ số thanh toán tức thời

Công thức:

Hệ số thanh toán tức thời =

Ví dụ, hệ số thanh toán tức thời của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt/Nọ ngắn hạn

0.17

0.21

0.43

Hệ số thanh toán tức thời MSH (đối thủ)

0.24

0.13

0.19

 

Hệ số này <1 cho thấy với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng (năm 2022), tuy nhiên công ty đã cải thiên khả năng thanh toán tức thời tăng dần trong các năm.

2.1.4 Chỉ số Days cash on hand – Số ngày có khả năng chi trả bằng tiền

Đây là một chỉ số đánh giá thanh khoản rất khác biệt với những chỉ số khác, chỉ số này đánh giá các khoản tiền công ty đang nắm giữ để có thể chi trả những khoản cần chi trả cho dù công ty ngừng hoạt động. 

Số ngày có khả năng chi trả bằng tiền =

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại công ty, tiền gửi ngân hàng. Chi phí chi trả bằng tiền gồm tiền chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giả định mức chi 10% cho giá vốn (tiền ứng trước nguyên vật liệu trước khi tạo ra doanh thu trong tương lai), ta có:

2.2. Phân tích chỉ số hoạt động

2.2.1 Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Công thức:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho =

Chỉ số này chỉ ra tính hiệu quả quản lý hàng tồn kho hay tính toán số ngày lưu kho của một món hàng trước khi bán ra và thu về lợi nhuận.

Ví dụ, hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số vòng quay hàng tồn kho HTN = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân

5.44

6.00

4.68

Hệ số vòng quay hàng tồn kho MSH

5.74

5.29

5.28

 

Bảng trên cho thấy có nghĩa là hàng hóa của công ty có số vòng quay trung bình là 5.44 lần một năm (2022); 6 lần một năm (2023) và 4.68 lần một năm (2024). Hàng tồn kho không sinh ra lãi, tồn kho cao và thời gian dài làm mất cơ hội sinh lời của đồng tiền, ngược lại tồn kho thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu và mất khách hàng.

2.2.2 Số ngày tồn kho

Số ngày tồn kho tính bằng công thức sau:

Số ngày hàng tồn kho  =

Ví dụ, Số ngày tồn kho của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Số ngày hàng tồn kho HTN = Số ngày trong năm /Vòng quay hàng tồn kho

66.16

59.95

76.96

Số ngày tồn kho MSH

64

68

69

Số ngày tồn kho hay còn gọi là thời gian lưu kho trung bình. Trong bảng trên, công ty HTN được lưu kho trung bình là 2.2 tháng (2022); 2 tháng (2023) và 2.5 tháng (2024) trước khi được bán ra. Trong khi so sánh với đối thủ MSH, ta sẽ thấy HTN quản lý hàng tồn khi chưa hiệu quả bằng đối thủ.

2.2.3 Kỳ thu tiền bình quân

Công thức:

Kỳ thu tiền bình quân = 

Ví dụ, kỳ thu tiền bình quân của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Kỳ thu tiền bình quân HTN = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân 1 ngày

53.02

48.76

55.70

Kỳ thu tiền hay thời gian thu tiền là số ngày của một vòng quay của các khoản phải thu, nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với khoản phải thu do bán chịu.

Có hai cách diễn giải về thời gian thu tiền 53 ngày (2022), 48 ngày (2023), 55 ngày (2024) của công ty HTN: trước hết chúng ta có thể phát biểu rằng, cứ trung bình 53 ngày (2022), 48 ngày (2023), 55 ngày (2024) thì doanh thu bán chịu nằm ở khoản phải thu mới được thanh toán. Hoặc chúng ta có thể nói rằng, thời gian trung bình từ lúc bán hàng cho tới lúc nhận được tiền là khoảng từng đó ngày.

2.2.4 Hệ số vòng quay hàng phải thu

Công thức: 

Hệ số vòng quay phải thu khách hàng = 

Ví dụ, hệ số vòng quay phải thu khách hàng của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số vòng quay phải thu khách hàng HTN = Doanh thu/Khoản phải thu

6.79

7.38

6.46

Hệ số vòng quay phải thu khách hàng MSH

7.85

8.40

10.07

Hệ số này là cách nhìn khác của kỳ thu tiền nhưng theo cách đơn giản hơn. Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu của một công ty. Hệ số này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một công ty. Hệ số này của HTN được giữ ổn định qua các năm.

2.2.5 Hệ số vòng quay tài sản cố định

Hệ số vòng quay tài sản cố định =

Ví dụ, Hệ số vòng quay tài sản cố định của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số vòng quay tài sản cố định = Doanh thuTài sản cố định

8.37

11.14

10.42

Hệ số này phản ánh việc thâm dụng vốn trong kinh doanh. Ý nghĩa là cứ bình quân 1 đồng tài sản cố định có khả năng tạo được 10.42 đồng doanh thu (2024). Nhìn vào bảng ta thấy HTN đã gia tăng tỷ lệ tạo ra doanh thu trên tài sản cố định từ 2022 đến 2024.

2.2.6 Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản

Công thức:

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản =

Ví dụ, Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số vòng quay toàn bộ tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản

1.79

2.13

1.71

Hệ số vòng quay tài sản cho biết năng lực sử dụng vốn của công ty, tức là HTN đã tạo được 1.79 đồng (2022), 2.13 đồng (2023), 1.71 (2024) doanh thu trên mỗi đồng đầu tư vào tài sản nói chung. Với số vòng quay tài sản thấp cho biết công ty hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn (capital intensive).

2.3 Phân tích hệ số đòn bẩy tài chính

2.3.1 Hệ số nợ

Hệ số nợ HTN =

Ví dụ, Hệ số nợ của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số nợ HTN = Tổng nợ/Tổng tài sản

0.68

0.62

0.53

 

 

 

Hệ số này cho biết 68% (2022) cho đến 53% (2024) số tiền đầu tư vào các tài sản của công ty HTN theo giá trị sổ sách là từ các người bán chịu và những người cho vay, tất nhiên có thể suy ra tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tài sản là 32% (2022) cho đến 47% (2024). Hệ số này cho thấy công ty giảm dần tỷ lệ đầu tư vào các tài sản công ty từ nguồn vốn người bán chịu và người cho vay, giảm tỷ lệ vay mượn.

2.3.2 Hệ số thanh toán tiền vay

Công thức của hệ số thanh toán tiền vay:

Hệ số thanh toán tiền vay =

Ví dụ, Hệ số thanh toán tiền vay của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số thanh toán tiền vay = EBIT/Lãi tiền vay phải trả

10.05

12.30

18.00

Hệ số này cho biết công ty dùng thu nhập từ hoạt động kinh doanh để thanh toán nghĩa vụ tài chính hàng năm. Thu nhập này được tính trước thuế do lãi vay là khoản chi phí trước thuế. Hệ số chi trả lãi vay bằng18 cho biết HTN năm 2024 có thể kiếm được khoản thu nhập gấp 18 lần số tiền vay phải trả. Tỷ lệ này tăng từ 2022 đến 2024.

2.3.4 Hệ số nợ dài hạn

Công thức:

Hệ số nợ dài hạn =

Ví dụ, Hệ số nợ dài hạn của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạnNợ dài hạn+Vốn chủ sở hữu

0.12

0.05

0.02

Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). Hệ số này của HTN giảm dần, cho thấy công ty đã giảm dần vay dài hạn từ 2022 đến 2024.

2.4 Phân tích hệ số lợi nhuận

2.4.1 Hệ số lợi nhuận doanh thu ROS

Công thức:

Hệ số lợi nhuận doanh thu ROS =

Ví dụ, Hệ số lợi nhuận doanh thu ROS của công ty HTN ở bảng dưới như sau:

 

2022

2023

2024

Hệ số lợi nhuận doanh thu ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

4.04%

5.91%

5.98%

Hệ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ có được khoảng 4 đồng (2022); 5.9 (2023 và 2024) lợi nhuận. do ROS > 0 (tức là chỉ số dương), nên có thể hiểu HTN làm ăn có lãi, và nếu công ty tăng dần tỷ lệ này qua các năm thì công ty càng làm ăn có lãi.  

2.4.2 Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

ROA là viết tắt của từ Return on Assets có nghĩa là tỷ số lợi nhuận trên tài sản.  ROA là một chỉ số thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi nhuận của một công ty so với chính tài sản của nó; các nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào chỉ số ROA là có thể nhận thấy và biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiều tiền và hưởng lãi là bao nhiêu trên 1 đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số ROA còn cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư hay số tài sản, nếu chỉ số ROA càng cao thì có nghĩa rằng khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả và cao

Công thức:

ROA của HTN =

 

2022

2023

2024

ROA của HTN = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

7.23%

12.55%

10.24%

ROA (trung bình ngành)

 

 

6.85%

. Bảng tính chỉ số ROA của HTN, cho thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả trung bình; tuy nhiên có cải thiện dần từng năm.

2.4.3 Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Công thức:

ROE =

 

2022

2023

2024

ROE của HTN = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

22.60%

35.66%

24.18%

ROE (trung bình ngành)

12.3%

13.44%

16.63%

Tỷ suất ROE của công ty cao hơn lãi vay ngân hàng (trung bình lãi vay dao động khoảng 10%/năm), cho thấy HTN dù có vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra trả cho ngân hàng xong vẫn còn thừa lợi nhuận; ngoài ra ROE của HTN tương đối cao cho thấy công ty có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao.

So sánh với ROE các đơn vị thuộc ngành viết luận văn, làm tiểu luận thuê, HTN cho thấy khả năng sử dụng vốn của công ty cao hơn trung bình ngành. Đây cũng là chỉ tiêu đáng khích lệ.

2.4.4 Chỉ số sức sinh lợi căn bản (BEP)

BEP =

 

2022

2023

2024

BEP = EBITTổng tài sản

10.07%

15.24%

13.88%

Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Chỉ số cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi; chỉ số này của HTN luôn dương (so sánh từ 2022 đến 2024) cho thấy công ty làm ăn có lãi và tăng dần từ 2022 đến 2023; tuy nhiên từ 2023 đến 2024 bị chững lại một chút.

2.5 Phân tích hệ số giá thị trường

2.5.1 Hệ số EPS – thu nhập trên 1 cổ phiếu (thường)

EPS viết tắt của Earnings Per Share (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu) hay phần phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi.

EPS =

 

2022

2023

2024

EPS = (Lợi nhuận sau thuế-Cổ tức cho CP ưu đãi)/Số cổ phần thường đang lưu hành

4.237

7.799

6.267

Chỉ số này thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu, tức là HTN có EPS = 6.267 tức là doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là hơn 6 nghìn đồng. Chỉ số này cho thấy mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty tăng gần gấp đôi từ 2022 đến 2023, sau đó tụt xuống một chút vào năm 2024. Một doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt thì ta có  EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất cũng nên EPS>1.000 đồng, do vậy có thể nói HTN là công ty làm ăn khá tốt.

2.5.2 Hệ số Giá trên lợi nhuận cổ phiếu - P/E

Chỉ số P/E của cổ phiếu có ý nghĩa đối với nhà đầu tư rằng họ sẽ đánh đổi bao nhiêu đồng vốn cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

P/E =

 

 

2022

2023

2024

P/E = Giá cổ phiếu/EPS

3882,53

2109,21

2684,86

Chỉ số P/E là 1 chỉ số quan trọng được sử dụng trong định giá cổ phiếu, dùng để đo lường mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 2 đồng (2024) để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ HTN, từ bảng tính cho thấy năm 2023 nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra ít đồng hơn năm 2022 và 2024. Điều này có thể cho thấy năm 2022 công ty làm ăn chưa hiệu quả như kỳ vọng, dẫn đến chưa thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư trong năm 2023.

So sánh với công ty đối thủ, ta thấy nhà đầu tư kỳ vọng vào giá cổ phiếu MSH nhiều hơn HTN.

2.5.3 Phân tích ROE – theo phương pháp DUPONT

Sử dụng công thức DuPont cơ bản ta có:

ROE =  x  x

Hay có thể viết lại thành:

ROE = Biên lợi nhuận ròng trên /DThu NAPAT * Vòng quay tổng tài sản * Đòn bẩy tài chính (Tài sản/ vốn CSH)

  • Biên lợi nhuận ròng trên Doanh thu NAPAT (Lợi nhuận ròng sau thuếDoanh thu( = 5.95% (2024)

Chỉ số này cho chúng ta biết khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu chỉ hầu như trang trải được các chi phí hay đã có thêm một phần “lời” khoảng 5.95% cho năm 2024; 5.69% (2023) và 4.05% (2022). Các doanh nghiệp thương mại thường sẽ có biên lợi nhuận thấp, và HTN với chỉ số khá khiêm tốn (dưới 10%) cho thấy công ty kiểm soát chi phí vẫn còn thấp, tuy nhiên vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có lãi.

 

PHÂN TÍCH ROE – THEO PHƯƠNG PHÁP DUPONT

Sơ đồ bên dưới của một doanh nghiệp có doanh thu, giá vốn, doanh thu tài chính.... và có phương pháp Dupont từ 2017 đến 2019 như sơ đồ.

 

  • Vòng quay tổng tài sản = = 1,7 lần (2019)

Chỉ số  vòng quay tổng tài sản= Doanh thu/Tổng tài sản. Chỉ số này có nghĩa rằng chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu vòng quay tổng tài sản ở mức cao (như siêu thị hay các cửa hàng bánh mì) hay thấp (như các đại lý xe hơi), chúng ta sẽ có các kết luận khác nhau về cách mà doanh nghiệp hoạt động, tuy nhiên việc cao hay thấp phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta có thể hiểu con số 1,7 lần (2019)  có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 170 đồng doanh thu

  • Đòn bẩy tài chính = = 2,13 (2019)

Đòn bẩy tài chính (Tng tài snTổng vn chshu). Đòn bẩy tài chính đo lường mức độ nợ mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Con số 2,13 (2019) nghĩa rằng giá trị vốn chủ sở hữu gấp đôi số nợ phải trả, do đó khả năng trả nợ là ­ tốt. Ngoài ra HTN đã giảm từ 3 (2017) xuống 2.65 (2018) cho đến 2.13 (2019), điều này cho thấy HTN đã giảm mức độ vay từ 2017 đến 2019, có nghĩa là doanh nghiệp đã giảm vay tiền để mua tài sản, hoặc đã thanh toán khá nhiều các khoản nợ này rồi.

3. Tổng hợp tài liệu về phân tích tài chính

1. Tổng hợp Slideshow về phân tích báo cáo tài chính

https://dr3no.files.wordpress.com/2015/09/ch1_tongquanphantichbctc.pdf

2. Sách, giáo trình bài giảng tài chính liên quan đến phân tích tài chính.

Bộ sưu tập các sách về tài chính, quản lý tài chính có phần Phân tích tài chính nhằm giới thiệu cho các bạn đọc về các giáo trình hay bài giảng cũng như tài liệu có đề cập đến phần phân tích tài chính để quý vị tham khảo.

 

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHNH DOANH NGHIỆP

Quản trị tài chính của Mở tp HCM

http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/16395/1/QTKD.204…

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về các tài liệu này trong thời gian tới. Xin cảm ơn đã đọc