HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG VÀ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Trong bài viết này hocthue.net sẽ giới thiệu với các bạn trình bày một luận văn thạc sĩ gồm yêu cầu và những phần như sau để bạn đọc hiểu rõ luận văn thạc sĩ xã hội học.

 

I.    YÊU CẦU CHUNG

-    Luận văn phải đảm bảo chất lượng, hình thức trình bày theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

-    Hướng dẫn này cụ thể hóa một số yêu cầu về nội dung và thể thức trình bày để của luận văn chuyên ngành Xã hội học thực hiện tại Viện Xã hội học và Phát triển.

-    Kết cấu luận văn ít nhất là 03 chương không kể phần Mở đầu và Kết luận. Kết cấu rất giống với tiểu luận mà hocthue.net thường viết. Tuy nhiên dung lượng khoảng 80 đến 90 trang, không kể phụ lục. Toàn bộ luận văn phải thể hiện logic chặt chẽ từ chương đầu đến chương cuối.

II.    YÊU CẦU ĐẶC THÙ

MỞ ĐẦU

1.    Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu)

Phần này thực chất là nhằm thuyết phục rằng đề tài nêu ra là cần thiết, là đáng được NC.

Yêu cầu trả lời được các câu hỏi sau:

-    Chủ đề NC là gì?

-    Chủ đề đó đang hiện diện trong đời sống XH và trong khoa học như thế nào? (trên thế giới và ở VN)

 -    Có (những) vấn đề gì đang đặt ra cần phải giải quyết (về lý thuyết, về thực tiễn, tại địa phương nghiên cứu)?

-    Nghiên cứu này giúp giải quyết phần nào của (những) vấn đề đang đặt ra?

2.    Tổng quan tình hình nghiên cứu

Mục đích phần tổng quan là xem chủ đề luận văn nghiên cứu đã được nghiên cứu đến đâu, còn vấn đề gì chưa được nghiên cứu. Phần tổng quan tình hình nghiên cứu cần phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận văn. Tổng quan nên tổng kết đủ các loại công trình nghiên cứu đã được công bố như bài tạp chí khoa học, sách tham khảo, báo cáo đề tài nghiên cứu (các cấp), luận văn, luận án.

Sau khi tổng quan cần chỉ ra “khoảng trống” trong các công trình nghiên cứu đã có và đề xuất phương án bổ sung, khoả lấp “khoảng trống” đó.

Có thể tổng quan theo trình tự thời gian xuất hiện tài liệu, Tổng quan theo loại tài liệu (sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án…), tổng quan theo chủ đề nghiên cứu

3.    Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu phải bám sát việc thực hiện mục đích nghiên cứu.

Thông thường, luận văn nên có tối đa 03 câu hỏi nghiên cứu.

Ví dụ:

-    01 câu hỏi về thực trạng; 01 câu hỏi về mối quan hệ nhân – quả; - 01 câu hỏi về giải pháp cần có;

4.    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

-    Mục đích nghiên cứu: Trả lời câu hỏi nghiên cứu để làm gì? Mệnh đề chính của Mục đích nghiên cứu sẽ xuất hiện trong Tên của đề tài luận văn

-    Nhiệm vụ nghiên cứu: Trả lời câu hỏi: Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần làm những gì?

Chú ý: không trình bày lặp lại cùng một mệnh đề từ mục đích nghiên cứu sang nhiệm vụ nghiên cứu

 5.    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-    Đối tượng nghiên cứu: Thực chất là trả lời câu hỏi Nghiên cứu cái gì? Cần làm rõ đối tượng nghiên cứu bằng cách định nghĩa/làm rõ giới hạn của vấn đề nghiên cứu.

-    Phạm vi nghiên cứu: theo không gian, theo thời gian, theo nội dung của chủ đề nghiên cứu

6.    Giả thuyết nghiên cứu/Hệ biến số/Khung lý thuyết (có thể có hoặc không)

-    Luận văn có thể nêu hoặc không nêu giả thuyết nghiên cứu. Các nghiên cứu khám phá (explotary research) không đòi hỏi có giả thuyết. Các nghiên cứu sử phương pháp định lượng được khuyến khích đưa ra giả thuyết nghiên cứu;

-    Giả thuyết nghiên cứu phải bám sát câu hỏi nghiên cứu nêu ra ở mục 3.

-    Hệ biến số bao gồm: Biến độc lập, Biến phụ thuộc, Biến môi trường, Biến can thiệp. Chú ý thao tác hóa tốt các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hocthue.net lưu ý với các bạn rằng nếu bạn làm theo phương pháp định lượng thì sẽ dùng mô hình các biến.

-    Trình bày Khung lý thuyết (mang tính giải thích nhân - quả ) hoặc khung phân tích (chỉ mang tính mô tả) của vấn đề nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên cứu

7.    Phương pháp nghiên cứu

7.1.    Phương pháp luận: nêu chung về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; cách tiếp cận Quy nạp hay Diễn dịch

7.2.    Phương pháp nghiên cứu cụ thể.

-    Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

-    Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: so sánh và tổng hợp, mô tả và giải thích

Mỗi phương pháp cần nêu khái niệm phương pháp, vai trò (tác dụng của phương pháp), phương pháp đó được sử dụng như thế nào, nào giờ, dùng viết phần nào của luận văn.

7.3.    Mẫu nghiên cứu

Nếu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thì phải mô tả mẫu nghiên cứu trong tiểu mục này.

8.    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài NC

-    Ý nghĩa lý luận

-    Ý nghĩa thực tiễn: được quan tâm nhiều hơn ở luận văn thạc sĩ

9.    Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm ít nhất là 03 chương

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (yêu cầu nêu tên vấn đề)

Chương 2: Các kết quả nghiên cứu chính (yêu cầu nêu mệnh đề cụ thể như: Thực trạng vấn đề A trên địa bàn X; hoặc Tác động của các yếu tố x, y, z đến vai trò B)

Chương 3: Dự báo xu hướng/Giải pháp/Kiến nghị

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chương này nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm nền tảng cho nghiên cứu trong luận văn.

1.1.    Các khái niệm về vấn đề nghiên cứu

Phần này có thể nêu, phân tích, bình luận về các khái niệm cơ sở liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mở rộng đến khái niệm chính của vấn đề nghiên cứu (bao gồm khái niệm về xã hội học hoặc một giai đoạn của chu trình xã hội học) Cuối cùng phải đưa ra khái niệm chính được sử dụng trong luận văn. Nếu bạn không rõ thì có thể cần tư vấn của Học thuê. net để chúng tôi tư vấn nếu gặp khó khăn nhé. 

Chú ý không đặt tiểu mục riêng cho các khái niệm phạm trù đã mang tính phổ biến rõ ràng và không liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu

1.2.    Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Chú ý lựa chọn các lý thuyết cấp độ trung bình, đặc biệt là các lý thuyết chuyên biệt liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.3 Nội dung cơ bản đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

Trong mục này, cần nêu được một số văn bản cơ bản có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu như: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc,

Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Trung ương hoặc Bộ chính trị; nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp; Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng chính phủ về các chương trình, đề án ; kế hoạch, chương trình hành động của Ủy ban nhân dân các cấp.....

Ngoài ba tiểu mục trên, trong chương này có thể nêu các nội dung như:

 -    Các yếu tố ảnh hưởng/tác động

-    Kinh nghiệm quốc tế hoặc trong nước

Tiểu kết Chương 1

CHƯƠNG 2: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH (yêu cầu nêu mệnh đề cụ thể như: Thực trạng vấn đề A trên địa bàn X; hoặc Tác động của các yếu tố x, y, z đến vai trò B)

Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu. Cấu trúc chương 2 phải bám sát khung lý thuyết ở chương 1. Lưu ý trình bày kết quả nghiên cứu, lý giải nguyên nhân dẫn đến kết quả đó làm cơ sở cho đề xuất chính sách, giải pháp... cho chương sau. Kết cấu chương 2 thường có các mục

2.1.    Mô tả địa bàn và mẫu nghiên cứu

Phần địa bàn nghiên cứu mô tả ngắn gọn các đặc điểm chủ yếu liên quan đến chủ đề nghiên cứu trên địa bàn. Không trình bày lan man các thông tin không ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu như khí hậu, thời tiết, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử..…trừ khi đó là nghiên cứu về chính khí hậu, thời tiết, tài nguyên thiên nhiên

2.2.    Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (phụ thuộc vào chủ đề nghiên cứu)

-    Ví dụ: Bạo lực tinh thần trên cơ sở giới ở cộng đồng ngư dân hoặc Nhu cầu sử dụng dịch vụ chính quyền điện tử ở thành phố X

- Học thuê.net lưu ý với các bạn phần này quan trọng nhất và cần lưu ý nhất nhé.

2.3.    Các yếu tố tác động/nhận định, đánh giá

Đây là phần mà học viên cần sử dụng các lý thuyết xã hội học, lý thuyết chuyên biệt để phân tích, nhận diện, đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Khuyến khích học viên viết thêm: Các vấn đề được phát hiện từ nghiên cứu mà cần tác động của các biện pháp quản trị - quản lý hoặc chính sách mà cần chú ý.

 

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG/GIẢI PHÁP/KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Trên cơ sở quan điểm/định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu, Tác giả đề xuất giải pháp/kiến nghị/chính sách mới. Những đề xuất này phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu; cụ thể không viết chung chung và phải lý giải tại sao khi thực hiện đề xuất của Tác giả thì có thể cải thiện được vấn đề. Nguyên tắc là các giải pháp để khắc phục nguyên nhân đã nêu ra ở chương 3; nguyên nhân nào giải pháp đó.

Chương này thường có các mục:

3.1.    Dự báo xu hướng

Nếu có tiểu mục này thì phải nêu được căn cứ đưa ra dự báo xu hướng bao gồm dự báo dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu điều tra và dự báo dựa trên bối cảnh tương lai.

Nếu bạn cần dự báo kinh tế có thể tham khảo link sau: https://www.hocthue.net/phuong-phap-du-bao-kinh-te

 

3.2.    Giải pháp

Giải pháp phải liên quan đến nội dung ở chương 2, cụ thể là: nguyên nhân/yếu tố tác động/các vấn đề chính sách được phát hiện

3.3.    Kiến nghị (nếu cần)

Nếu trong các giải pháp cần có các điều kiện để thực hiện giải pháp, mà điều kiện đó thuộc chức năng nhiệm vụ của các cơ quan cấp trên hoặc cơ quan liên quan thì có thể nêu kiến nghị. Kiến nghị phải có địa chỉ hoặc nhóm đối tượng, tổ chức cơ quan thực hiện.

KẾT LUẬN

-    Nêu tóm tắt lại nội dung của luận văn (tích hợp lại các tiểu kết chương)

-    Phải nêu các mệnh đề kiểm định giả thuyết đã nêu trong Phần mở đầu: đúng hay không đúng hay đúng một phần.

Đề nghị các giảng viên hướng dẫn khoa học và học viên cao học Xã hội học thực hiện đề cương và luận văn theo Hướng dẫn của hocthue.net.

Thẻ