1. Xã hội học và phương pháp xã hội học.
Xã hội học là ngành nghiên cứu các mối quan hệ và thể chế xã hội của con người. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng từ xã hội học giáo dục, xã hội học chính trị, xã hội học kinh tế, xã hội học về giới, xã hội học tôn giáo, xã hội học tổ chức, xã hội học đô thị.... Việc thống nhất nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu đa dạng này là mục đích của xã hội học là tìm hiểu cách hành động và ý thức của con người hình thành và được định hình bởi các cấu trúc văn hóa và xã hội xung quanh.
Nói cách khác, xã hội học là một lĩnh vực nghiên cứu, phân tích và giải thích các vấn đề quan trọng trong cuộc sống cá nhân, cộng đồng của chúng ta và thế giới. Ở cấp độ cá nhân, xã hội học nghiên cứu các nguyên nhân và hệ quả xã hội của những chủng tộc và giới tính, xung đột gia đình, hành vi lệch lạc, tuổi tác và đức tin tôn giáo. Ở cấp độ xã hội, xã hội học xem xét và giải thích các vấn đề như tội phạm và luật pháp, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử, trường học và giáo dục, cộng đồng, đô thị và các vấn đề xã hội... và các vấn đề khác.
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu thực chứng về xã hội, do đó xã hội học cùng với các khoa học xã hội khác cung cấp những thông tin chính xác về thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện của những vấn đề xã hội; cung cấp cách thức phân tích, lý giải về các vấn đề xã hội của từng nhóm xã hội, từng tầng lớp xã hội, trên cở sở này mà chỉ ra các cơ sở để hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội một cách kịp thời, chính xác. Với các dữ liệu định lượng, đính tính và số liệu thống có được trong điều tra, xã hội học đã góp phần phát hiện, xác định và chỉ ra ra các vấn đề xã hội, đặt cơ sở cho việc xây dựng và thực thi các chính sách xã hội tốt nhất.
Như vậy để có thể giải quyết các vấn đề xã hội, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách xã hội một cách có hiệu quả, cần phải sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau trong đó có phương pháp tiếp cận xã hội học.
Phương pháp xã hội học gồm cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính sẽ cung cấp các dữ liệu thực chứng chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp nghiên cứu xã hội học chính sách, xã hội học giáo dục, xã hội học chính trị, xã hội học kinh tế, xã hội học về giới, xã hội học tôn giáo, xã hội học tổ chức, xã hội học đô thị...
2. Hướng dẫn viết tiểu luận xã hội học.
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu thực chứng về xã hội, do đó xã hội học cùng với các khoa học xã hội khác cung cấp những thông tin chính xác về thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện của những vấn đề xã hội; cung cấp cách thức phân tích, lý giải về các vấn đề xã hội của từng nhóm xã hội, từng tầng lớp xã hội, trên cở sở này mà chỉ ra các cơ sở để hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội một cách kịp thời, chính xác.
Nói chung về cách viết tiểu luận xã hội học cũng giống như các ngành xã hội khác. Đó là sử dụng các dữ liệu định lượng, đính tính và số liệu thống có được trong điều tra, xã hội học đã góp phần phát hiện, xác định và chỉ ra ra các vấn đề xã hội, hoặc vấn đề nghiên cứu. Một số phương pháp thông dụng như:
- Phương pháp thống kê qua nguồn dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp phổ biến hiện nay do giới hạn về thời gian, không gian nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học (nhằm thu dữ liệu sơ cấp):
+ Nghiên cứu thực địa: Nghiên cứu thực địa đề cập đến việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ môi trường tự nhiên mà không cần thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc khảo sát. Để tiến hành nghiên cứu thực địa, nhà nghiên cứu bước vào những môi trường mới và quan sát, tham gia hoặc trải nghiệm những thế giới đó.
+ Nghiên cứu qua quan sát: trong đó các nhà nghiên cứu tham gia cùng mọi người và tham gia vào các hoạt động thường ngày của một nhóm với mục đích quan sát họ trong bối cảnh đó. Phương pháp này cho phép nghiên cứu nghiên cứu một hoạt động xã hội diễn ra tự nhiên mà không sắp đặt như các câu hỏi bảng câu hỏi cố định, vào tình huống. Phương pháp này có thể đi rất nhiều thời gian để có được cái nhìn trực tiếp về một xu hướng, thể chế hoặc hành vi.
Trong quá trình làm tiểu luận hay luận văn thì không chỉ quan đến phương pháp nghiên cứu mà còn cần quan tâm đến cách tiếp cận trong nghiên cứu. Dưới các khía cạnh tìm hiểu rất nhiều mặt của đời sống xã hội của người dân bao gồm các nhóm xã hội, các giai tầng khác nhau ở xã hội học. Sử dụng cả hai cách tiếp cận: tiếp cận văn hoá (xem xét hành vi của con người) và cách tiếp cận cấu trúc (xem xét các nhóm, các giai tầng xã hội khác nhau).
Các lý thuyết xã hội và phương pháp nghiên cứu, xã hội học là một ngành học mở rộng nhận thức và phân tích của chúng ta về các mối quan hệ xã hội của con người, các nền văn hóa và thể chế hình thành sâu sắc cả cuộc sống của chúng ta và lịch sử loài người. Cách viết tiểu luận xã hội học là cách viết khó bởi xã hội học có những đặc thù riêng về phương pháp và cách tiếp cận. Hocthue.net cung cấp các dịch vụ viết tiểu luận xã hội học đến các quý vị có nhu cầu tại đây