Dưới đây là chủ đề để làm luận văn, luận án hoặc báo cáo thực tập trong ngành kinh tế phổ biến trong lĩnh vực kinh tế gồm; Kế toán, tài chính, thương mại, ngân hàng, quản trị kinh doanh mà hocthue.net tổng hợp lại. Các chủ đề này bạn sẽ phát triển thành các đề tài mong muốn.
Chủ đề về Kế toán
Hệ thống kế toán/hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp (toàn cầu hóa, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.)
Hệ thống kiểm soát/kiểm toán (nội bộ) doanh nghiệp (toàn cầu hóa, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế ...)
Các lĩnh vực kế toán: Kết toán quản trị, kế toán quốc tế, kế toán ngân hàng, kế toán thuế...
Hệ thống kế toán, kiểm soát và kiểm toán của các tổ chức công (tự chủ tài chính, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ...)
Phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc tổ chức công (dữ liệu lớn, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng chuẩn mực BCTC/chuẩn mực kế toán công quốc tế.).
Các chủ đề khác về chất lượng thông tin báo cáo tài chính, chất lượng kiểm toán, hiệu quả kiểm toán nội bộ/kiểm soát nội bộ; các vấn đề về đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động trong các loại hình doanh nghiệp/đơn vị công.
Tham khảo: Tổng hợp tất cả giáo trình, sách, tài liệu, bài giảng kế toán
Chủ đề về kinh doanh, thương mại, Marketing
Nghiên cứu ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh, kinh doanh thương mại, bán hàng trong môi trường kinh doanh truyền thống, môi trường số của doanh nghiệp/ đơn vị sản xuất, thương mại, thương mại dịch vụ, thương mại quốc tế, thương mại điện tử ...
Nghiên cứu ứng dụng ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại (gồm thương mại nội địa/ quốc tế, thương truyền thống/ điện tử) của doanh nghiệp sản xuất, thương mại, thương mại dịch vụ truyền thống và số... Các chiến lược và chính sách kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trong thương mại truyền thống; thương mại số và thương mại trực tuyến, thương mại quốc tế...
Nghiên cứu ứng dụng các chiến lược, hoạt động phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường - phát triển sản phẩm, phát triển thị trường về địa lý mới, phát triển thị trường trường theo hướng đa dạng hóa. đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nội địa/ quốc tế, thương truyền thống/ điện tử
Phân tích thị trường, khách hàng và vận dụng vào hoạt động kinh doanh thương mại hoặc marketing của doanh nghiệp/ đơn vị
Hoạt động hoặc quản trị trong môi trường truyền thông và số như marketing, chiến lược marketing, marketing mix, sản phẩm, phân phối, truyền thông marketing, quảng cáo, marketing trực tiếp, marketing tương tác, quan hệ công chúng, định giá, xúc tiến thương mai, xúc tiến bán hàng, ...
Quản trị quan hệ với khách hàng , quản trị chất lượng, hoạt động mua hàng - bán hàng, các dịch vụ khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, quản trị tri thức, quản trị công nghệ. của các loại hình doanh nghiệp.
Chủ đề cao học ngành Tài chính - Ngân hàng
Về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp: Cấu trúc vốn, chi phí vốn và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp theo nhóm ngành; Quản trị hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; Quản trị tài sản của doanh nghiệp; ự báo tài chính doanh nghiệp; Giám sát tài chính doanh nghiệp; Quản trị tài chính doanh nghiệp và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Về ngân hàng thương mại và quản trị NHTM: Quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM; Quản trị tài sản, nợ của NHTM; Quản trị các hoạt động kinh doanh của NHTM; Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM; Quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của NHTM,.
Về thị trường tài chính: Fintech, các vấn đề về thị trường chứng khoán Việt Nam: hàng hóa, các tổ chức kinh doanh, môi trường pháp lý và quản lý nhà nước; Phát triển dịch vụ của các tổ chức kinh doanh trên thị trường tài chính (NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính.); Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tài chính (thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.); Phát triển thị trường tài chính phái sinh; Các vấn đề về tài chính vi mô tại Việt Nam.
Về quản lý tài chính công: Quản lý thuế, hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam; Thu nhập, chi tiêu công, quản lý NSNN, quản lý nợ công, quản lý tài sản công; Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp.
Tham khảo: Hướng dẫn lựa chọn chủ đề nghiên cứu quản lý công
Chủ đề thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế
Nghiên cứu quản lý kinh tế doanh nghiệp bao gồm: Những vấn đề về cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, mô hình phát triển doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hoá, tái cấu trúc doanh nghiệp, M&A, tập đoàn kinh tế.
Nghiên cứu phát triển thương mại hàng hoá và dịch vụ hiện đại, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại; Chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách đối với phát triển các ngành, các thị trường sản phẩm và dịch vụ mới; Nghiên cứu về thương mại và thị trường khu vực nông thôn, miền núi; Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập; Vấn đề phát triển bền vững kinh tế, thương mại, du lịch, hỗ trợ kinh doanh...
Nghiên cứu các phương thức, loại hình kinh tế thương mại, các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (phát triển khu, cụm công nghiệp và thương mại các hoạt động đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp; phát triển thị trường đầu vào, đầu ra trong các khu công nghiệp); xây dựng và phát triển các tài sản thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia; các sở giao dịch hàng hoá kì hạn, các trung tâm giao dịch chứng khoán, vàng, kinh doanh tiền tệ; thương mại bất động sản,. Nghiên cứu quản lý chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuế và quản lý các loại thuế áp dụng với thương mại hàng hóa.
Nghiên cứu và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, XIV.... với việc tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung quản lý Nhà nước về thị trường, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ của quốc gia, vùng, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế, cho ngành đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH, yêu cầu hội nhập và cạnh tranh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Kinh tế số, chuyển đổi số, Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn quản lý nhà nước về AI. Nghiên cứu các vấn đề về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do, Tổ chức thương mại thế giới WTO, các Hiệp định quốc tế có liên quan đến thương mại.
Nghiên cứu về quản lý kinh tế, quản lý tài chính, thống kê và phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp có quy mô lớn đại diện cho một lĩnh vực kinh tế do Nhà nước sử dụng để điều tiết, bình ổn thị trường và nền kinh tế, hoặc nhóm các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, các ngành, các thành phần kinh tế;
Nghiên cứu các vấn đề pháp luật trong quản lý kinh tế: Pháp luật cạnh tranh trong phát triển thương mại công bằng/bền vững ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện; Pháp luật về bảo vệ tự do thương mại ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện; Pháp luật về quản lý tiền tệ/ngoại hối ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện; Cơ sở pháp lý quản lý các dự án FDI trong lĩnh vực. (sản xuất thép, chế biến nông sản) ở Việt Nam; Cơ sở pháp lý quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam; Pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại; Pháp luật quản lý các cơ sở phân phối nước ngoài tại Việt Nam.
Chủ đề ngành Quản trị kinh doanh
Các mô hình quản trị kinh doanh hiện đại, quản trị công ty hiện đại (quản trị tinh giản, quản trị thực hành trách nhiệm xã hội, quản trị theo mục tiêu, quản trị 3D.); các kỹ thuật quản trị hiện đại (SWOT, EFE, IFE, BCG, PEST, VRIO.), các công cụ quản trị hiện đại (yếu tố thành công chủ yếu - CSFs, chỉ số hoàn thành nhiệm vụ - KPIs, thẻ điểm cân bằng - BSC, khung năng lực.), kiểm soát doanh nghiệp (corporate governance), kế toán quản trị.
Các vấn đề về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tác nghiệp (sản xuất, bán hàng, mua hàng, dịch vụ khách hàng.), quản trị rủi ro, quản trị dự án, quản trị sự thay đổi, quản trị xung đột, quản trị logistic, quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị tri thức, quản trị công nghệ... của các loại hình doanh nghiệp;
Các vấn đề về nhân lực và quản trị nhân lực trong doanh nghiệp: phát triển nhân lực; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực nhà quản trị, năng lực đội ngũ; thu hút, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo nhân lực, đánh giá và đãi ngộ nhân lực, tạo động lực làm việc. của các loại hình doanh nghiệp. Quản trị nhóm làm việc, xây dựng và phát triển nhóm;
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ;
Các giá trị cốt lõi và quản trị các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: thương hiệu và quản trị thương hiệu, nhân tài và quản trị nhân tài, quản trị năng lực cốt lõi (đổi mới sáng tạo, tầm nhìn chiến lược; quản trị thời gian; văn hóa doanh nghiệp; trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh .). Các vấn đề đổi mới và tái cấu trúc doanh nghiệp;
Cơ hội kinh doanh tiềm năng để hình thành các dự án kinh doanh
Chủ đề về ngành Quản trị nhân lực:
Học viên có thể lựa chọn thực tập và làm đề án tốt nghiệp liên quan các nội dung sau của Quản trị nhân lực: hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đánh giá năng lực, đãi ngộ nhân lực, quan hệ lao động, truyền thông nội bộ và văn hoá doanh nghiệp.
Lời khuyên của hocthue.net:
Từ chủ đề bạn có thể lựa chọn tên đề tài cụ thể bằng cách nghiên cứu trường hợp cụ thể chẳng hạn. Thông thường phân tích chi tiết một doanh nghiệp hoặc một ngành cụ thể đối với luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu một ngành thì luận án tiến sĩ.
Tham khảo ý kiến của giảng viên là điều cần thiết. Lý do là giảng viên sẽ giúp bạn định hướng nghiên cứu và cung cấp những gợi ý hữu ích.
Không những vậy, đặt câu hỏi nghiên cứu rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều trong logic làm bài. Bởi vì câu hỏi nghiên cứu sẽ giúp bạn tập trung vào vấn đề cần giải quyết và định hình cấu trúc của luận văn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu sau:
Luận văn, báo cáo nghiên cứu trước đây là nguồn tham khảo hữu ích.
Các trang web chuyên ngành cũng là nơi tìm ý tưởng tốt.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một chủ đề nghiên cứu phù hợp và có giá trị. Chúc bạn thành công!