Quản trị rủi ro tài chính

Quản lý rủi ro tài chính là hoạt động bảo vệ giá trị kinh tế trong một công ty bằng cách quản lý những tổn thất tiềm tàng về tài chính. Các loại rủi ro tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp, ngân hàng là rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường và các loại rủi ro khác.

Đối với quản lý rủi ro nói chung, quản lý rủi ro tài chính đòi hỏi phải xác định các nguồn rủi ro, đo lường chúng và lập kế hoạch để giải những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động. 

Trong bài số 1 về "Quản trị rủi ro tài chính", hocthue.net sẽ trình bày về xác định nguồn rủi ro tài chính.

1. Rủi ro trong lĩnh vực tài chính

Trong lĩnh vực tài chính thì rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay tổn thất tài chính tiềm ẩn. 
Tuy nhiên chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn, cái mà chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi ro. Bởi vậy tùy loại "không chắn chắn" mà có thể coi đó là sự rủi ro, chứ không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. 

Để có thể đo lường, rủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Giá trị kỳ vọng chính là giá trị trung bình có trọng số của một biến nào đó với trọng số chính là xác suất xảy ra giá trị của biến đó. Các nhà giao dịch và nhà phân tích sử dụng nhiều số chỉ số để đánh giá mức độ biến động và rủi ro tương đối của các khoản đầu tư tiềm năng, nhưng một trong những chỉ số phổ biến nhất là độ lệch chuẩn(standard deviation). Sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng được đo lường bởỉ độ lệch chuẩn . Do vậy, độ lệch chuẩn hay phương sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước đo của rủi ro. 

Ở góc độ đầu tư, độ lệch chuẩn giúp xác định mức độ biến động của thị trường hoặc mức chênh lệch của giá tài sản so với giá trung bình của chúng.

Khi giá di chuyển mạnh, độ lệch chuẩn cao, có nghĩa là một khoản đầu tư sẽ có rủi ro.

Độ lệch chuẩn thấp, có nghĩa là giá bình ổn, vì vậy các khoản đầu tư đi kèm với rủi ro thấp.

Tóm lại, rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính nói chung có thể chia thành ba loại : rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Trong những phần dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng loại rủi ro.

2. Các loại rủi ro tài chính chủ yếu

RỦI RO TÍN DỤNG

Rủi ro tín dụng (credit risk) là xác suất phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty, rủi ro tín dụng phát sinh khi công tỵ bán chịu hàng hóa thể hiện ở khả năng khách hàng mua chịu có thể thất bại trong việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng, trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng gồm cả gốc và lãi.

Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn về cả gôc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không; nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa biết chắc được khả năng cổ thu hồi được khoản tín dụng ấy hay không đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra.

RỦI RO LÃI SUẤT

Rủi ro lãi suất là xác suất sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lãi và lãi suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường.

Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu khách hàng không khớp được giữa lãi suất thu về và chi ra từ hoạt động tài chính. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng cũng tìm ẩn rủi ro lãi suất rất lớn. Rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tài chính có thu nhập cố định như tín phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện ở chỗ giá cả của các tài sản này thay đổi khi lãi suất thay đổi.

RỦI RO TỶ GIÁ

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. 
Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. Nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo.

Do rủi ro tỷ giá là vấn đề khá phức tạp và có thể phát sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau của khách hàng cũng như của ngân hàng, các phần tiếp theo của mục này sẽ đi sâu hơn về nhận dạng rủi ro tỷ giá trong từng hoạt động cụ thể của khách hàng cũng như của ngân hàng.

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với khách hàng hay đối vởi doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết của hocthue.net chúng tôi chỉ tập trung nhận dạng rủi ro tỷ giá phát sinh trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng.

RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đôi với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Có thể nói, cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều chịu ảnh hưởng dụ 1 dưới đây minh họa cách nhận dạ với hoạt động đầu tư trực tiêp.
Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa phân tích, rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu tư trên thị trường tài chính. 

RỦÌ RO TỶ GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai. Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. Mặc dù trên thực tê, một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động nhập khẩu, nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta nhận dạng rủi ro tỷ giá một cách riêng biệt đốì với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu.

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đôi với hoạt động xuât khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Ví dụ 3 dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký kết một hợp đồng xuất khẩu.

Ví dụ 3: Nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký hợp đổng xuất khẩu.
Giả sử ngày 14/08/2023 công ty Hocthue.net thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đổng, ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 24.350 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn khiến cho hợp đồng xuất khẩu của HocThue.net chứa đựng rủi ro tỷ giá.

Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đổng xuất khẩu trên giảm đi. Sự sụt giảm này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đổng xuất khẩu giảm đi, nghiêm trọng hơn có thể khiến cho hợp đống trở nên lỗ nếu như sự sụt giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 23.800 thì cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 550 VND do USD xuống giá. Toàn bộ hợp đổng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 550 X 200.000 = 110 triệu VND.

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đốì với hoạt động nhập khẩu

Trong hoạt động nhập khẩu, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định, ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Ví du  dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký kết một hợp đồng nhập khẩu.

Nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu.
Giả sử ngày 14/08 công ty HOCTHUE.NET đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng, ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 23.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của Học Thuê.net chứa đựng rủi ro tỷ giá.
Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND làm cho chi phí nhập khẩu giảm tương đối. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên.
Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng nhập khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đổng có thể trở nên lỗ nếu như sự lên giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 24.050 thì cứ mỗí USD nhập khẩu làm cho chi phí gỉa tăng 200 VND so tỷ giá lúc thương lượng hợp đồng. Toàn bộ hợp đồng trị gỉá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 200 X 200.000 = 40 triệu VND.

Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu như vừa nhận dạng trên đây, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Đứng trên giác độ doanh nghiệp, khách hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vôn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá. 

Trong bài đầu tiên về loạt bài quản trị rủi ro tài chính, hocthue.net đã giới thiệu khái niệm cơ bản, các loại rủi ro tài chính cơ bản. Những kiến thức này là nền tảng để làm bài tập về tài chính, tiểu luận tài chính mà các bạn cần thiết. 
 

Thẻ