Cơ chế và cách vượt qua kiểm tra đạo văn của TURNITIN

Đối với các bạn học ngôn ngữ tiếng Anh tại các trường trong và ngoài nước có thể không lạ vấn đề đạo văn (plagiarism) trong quá trình làm assignment, easay. Tại Việt Nam hiện nay (6/2018) nhiều trường đã có những quy định về kiểm tra đạo văn. Điều thắc mắc nhiều bạn cơ chế kiểm tra đạo văn của Turnitin như thế nào? Làm thế nào để vượt qua được turnitin? Trong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của turninin.

Đạo văn là một khái niệm phức tạp thế nên một bài viết bị quy kết là đạo văn thì còn phải xem xét dưới nhiều góc độ. Về mặt kỹ thuật, Turnitin chỉ kiểm tra mức độ nguyên gốc của văn bản (Origionality Checking) còn nó có "đạo văn" hay không sẽ do người đánh giá (người hướng dẫn) kết luận. Theo khảo sát của www.hocthue.net ở Việt Nam sẽ đánh giá bằng định lượng phổ biến là dưới 20% mức độ tương tự. Trong quá trình làm và gửi luận văn lên turnitin thì bạn cần lưu ý nữa là sau 24h thì bạn mới được gửi báo cáo lần thứ 2 liền kề lần trước (hocthue.net nghĩ rằng điều này để tránh sinh viên lạm dụng sử dụng quá nhiều lần).

Turnitin sẽ kiểm tra dựa vào từ khoá (keywords) để xác định từ khoá chính của bài (Ví dụ như bài của bạn có rất nhiều cụm từ "Thuế giá trị gia tăng" thì bài này Turnitin sẽ đánh giá đây là một trong những từ khoá chính của nó). Tiếp theo nó sẽ quét dựa trên cơ sở dữ liệu bao gồm web, bài đã gửi lên turnitin và các bài báo khoa học ví dụ của sciencedirect.... để kiểm tra mức độ trùng lặp từ các nguồn trên được sơ đồ như bên dưới:

cách vượt qua turnitin
Sơ đồ: Các nguồn dữ liệu để kiểm tra của turnitin

Các lưu ý để tránh đạo văn:
Trích dẫn (Cite)-
Trích dẫn là một trong những cách hiệu quả để tránh đạo văn trong quá trình làm luận văn, hoặc làm tiểu luận. Thực hiện theo các nguyên tắc định dạng tài liệu (ví dụ: APA, MLA, Chicago, v.v.) được sử dụng bởi trường của bạn đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này có nghĩa bạn phải trích dẫn như  tác giả, tên bài báo và ngày xuất bản theo quy định của trường bạn. Trích dẫn cũng không hẳn đơn giản nếu bạn chưa quen và khá khó khăn nếu bạn chưa bao giờ trích dẫn.
Diễn giải (Paraphrase)-. Nếu bạn có những thông tin hữu ích cho bài nghiên cứu/luận văn của bạn. Bạn hãy đọc nó và diễn giải bằng những từ của riêng bạn. Tại Việt Nam một số trường quy định không sao chép nguyên văn nhiều hơn 100 từ liên tiếp từ văn bản khác. Đối với tiếng Anh bạn có thể phải tránh bằng cách 2-3 từ là nên viết lại. Nếu bạn sử dụng nhiều cụm từ thì bạn nên sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn nguồn thông tin..

 

Cuối cùng, để tránh phải sửa chữa luận văn nhiều lần. Bạn nên lưu ý đọc quy định hướng dẫn của trường bạn về đạo văn, các phương pháp diễn giải và trích dẫn để hoàn thành bài luận văn tốt của mình. 
 

Cập nhật FAQ ngày 4/6/2019

Hôm nay hocthue.net có nhận một câu hỏi của khách truy cập gửi qua email như sau:


Em xin lỗi đã gửi tin nhắn chưa được đầy đủ ạ. Em xin phép được gửi lại câu hỏi ạ: 

Em chào admin hocthue.net, em nhắn tin nhắn này muốn hỏi về một vấn đề liên quan đến turnitin ạ, rất mong được sự giải đáp từ phía admin.

Em có cho bạn em mượn bài tham khảo và bạn ý có copy bài của em khá nhiều.  Trong cùng một lớp được lập turnitin, thì em check em đã 18%, tự làm hoàn toàn không dùng thủ thuật.

Do giáo viên chưa cài đặt lưu bài luôn nên dù em có check trước bạn kia, bản cuối cùng em check trước bạn kia hơn 3 ngày, mà bài của bạn kia check lại không bị tính trùng bài của em. Em không hiểu ạ. Giờ em nghe nói bài của bạn kia bị lên % do đạo văn, chắc do thầy cô chính thức đã lưu kết quả.

 Vì cùng một lớp trên turnitin, và bài của em nộp trước, thì bài của em có bị lên % do "giống" của bạn kia không ạ ? Hay bài của em được công nhận là không đạo văn ? Mong muốn nhận được hồi đáp của admin sớm. Em cám ơn admin ạ. 

 

Hocthue.net trả lời như sau: Bài của bạn nào nộp trước sẽ được tính là bản gốc. Bài nộp sau sẽ được coi là trùng lặp.

Trên đây chỉ là dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhìn chung cơ chế thuật toán của turnitin là không công khai vì sợ bị lợi dụng, lạm dụng bởi các sinh viên sử dụng các thủ thuật vượt qua nó. Bạn nên tránh cho mượn bài khi không cần thiết.