Viết bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành

Trong bài viết này www.hocthue.net tóm tắt cách viết bài báo khoa học nhằm giới thiệu với quý vị cách viết thường được sử dụng. Các bài báo khoa học được đăng trên các báo chuyên ngành, được trình bày tại hội thảo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp chia sẻ và học hỏi lẫn nhau giữa các chuyên gia cùng ngành. Nhưng điều quan trọng hơn cả nó là yêu cầu bắt buộc đối với một số trường khi nghiên cứu tiến sĩ phải có ít nhất 2 bài báo được công bố.

Phần lớn các tạp chí khoa học tuân theo định dạng gồm 4 phần: Giới thiệu, phương pháp, kết quả và thảo luận. Đương nhiên sẽ có một số ngoại lệ đối với quy tắc này . Do đó, bài viết của bạn nên chứa (theo thứ tự này) phần giới thiệu, phần phương pháp, phần kết quả và thảo luận.  Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về từng phần: 

Viết thuê bài báo khoa học
Cấu trúc bài báo khoa học điển hình.

Đầu tiên bạn nên đọc một số bài viết trên ngành của bạn. Thông thường cấu trúc bài báo và cách viết như sau:

1.Tiêu đề bài báo bằng tiếng Việt
2.Tiêu đề bài báo bằng tiếng Anh
3. Tác giả (bạn phải ghi cả thông tin về đơn vị và cơ quan công tác)
4.Tóm tắt bằng tiếng Anh và từ khóa tiếng Anh (keywords) (Tóm tắt được ý tưởng nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu; từ 7-10 dòng)

Bạn nên nhờ chuyên gia tiếng Anh của www.hocthue.net dịch do chúng tôi có dịch vụ viết luận văn tiếng anh và tránh dùng Google Translate. 
5.Tóm tắt bằng tiếng Việt và từ khóa tiếng Việt

6.Giới thiệu :

Bao gồm cơ sở của vấn đề nghiên cứu, tổng quan vấn đề  nghiên cứu, logic dẫn đến việc nghiên cứu. Phần quan trọng của phần này nên giới thiệu khoảng trống kiến thức bài báo hy vọng sẽ giải quyết.

Tiếp theo đó là xác định mục tiêu của bài báo là rất quan trọng. Mục tiêu phải được nêu rõ ràng và nên bao gồm tham số chính xác mà bạn muốn đánh giá và bằng phương tiện nào. Ví dụ, mục đích nghiên cứu của sự khác nhau giữa 2 nhóm kỹ năng sau khi trải qua can thiệp qua 1 phương pháp dạy học.

7.  Phương pháp nghiên cứu (hoặc vật liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu)

Ở phần này bạn cần trình bày đầy đủ về những gì bạn đã làm để nghiên cứu như dùng dữ liệu ở đâu, dùng thể nào. Vì đây là một bài báo khoa học nên cần ngắn gọn, súc tích đủ ý.

Đối với phần phương pháp, các phương pháp cụ thể như thử nghiệp, can thiệp,  bảng câu hỏi, kỹ thuật hình ảnh, v.v. phải được nêu chi tiết, khi cần thiết cung cấp chi tiết. Cuối cùng, đoạn cuối cùng của phần phương pháp nên trình bày chi tiết phân tích thống kê.

Phần này nên trình bày rõ phương pháp chung, trình bày dữ liệu; Ví dụ: dữ liệu định lượng, phân phối thông thường được trình bày dưới dạng độ lệch chuẩn hoặc trung vị [phạm vi tứ phân] cho dữ liệu không phân phối thông thường và dữ liệu định tính dưới dạng số (tỷ lệ phần trăm). Sau đó, các phương pháp thống kê cụ thể được sử dụng nên được liệt kê - kiểm tra loại biến nào; loại phân tích đa biến và các biến có trong đó; . . . Sự giải thích cho kích thước mẫu có thể được bao gồm ở đây, nêu rõ giả thuyết làm việc cho tần suất của kết quả và phương sai của nó, sự khác biệt bạn mong đợi quan sát và rủi ro alpha và beta được sử dụng cho các tính toán của bạn. Mức độ quan trọng đối với các phân tích, cũng như phần mềm được sử dụng cũng nên được trình bày.

8. Kết quả và thảo luận (có thể tách thành 2 phần riêng biệt: kết quả và thảo luận)

 Phần này bạn sẽ phải viết về những gì đã phát hiện gì mới. Các bảng nên được sử dụng cho dữ liệu như đặc điểm cơ bản, kết quả, phương pháp, trong đó các biến giống nhau đang được mô tả cho hai hoặc nhiều nhóm. Các bảng cũng thường chứa các kết quả quan trọng nhất, và phải cung cấp cho người đọc rõ ràng về những phát hiện của nghiên cứu.

Thông thường bạn sẽ đề cập đến kết quả chính và những kết quả phụ. Chẳng hạn, trong một đề tài của hoctue.net viết rằng : Nghiên cứu mối quan hệ giữa lao động ở Hà Nội đã phát hiện ra thu nhập của lao động có mối tương quan rất mạnh với trình độ học vấn. Kết quả phụ: Cụ thể người lao động tốt nghiệp  tại trường XYZ có mối quan hệ tương quan vượt trội so với các trường khác.  Các bảng nên được sử dụng cho dữ liệu như đặc điểm cơ bản, kết quả, phương pháp, trong đó các biến giống nhau đang được mô tả cho hai hoặc nhiều nhóm. Các bảng cũng thường chứa các kết quả quan trọng nhất, và phải cung cấp cho người đọc rõ ràng về những phát hiện của nghiên cứu.

Phần thảo luận sẽ viết về ý nghĩa của nghiên cứu này.  Phần thảo luận này là nơi diễn giải và giải thích tầm quan trọng của kết quả và phù hợp với về những gì đã được quan sát và báo cáo nghiên cứu khác về cùng một chủ đề. Bằng cách nhấn mạnh cách những phát hiện mang lại bằng chứng mới hoặc đóng góp mới cho tình trạng kiến thức sẽ chứng minh tầm quan trọng của bài báo và giá trị gia tăng của nó đối với đóng góp tri thức mới.

9.Tài liệu tham khảo.

Phần tham khảo liệt kê tất cả các nguồn đã sử dụng làm cơ sở để chuẩn bị giả thuyết và xây dựng nghiên cứu.

Tổng quan về trình bày thông thường mỗi bài không quá 10 trang, được định dạng thống nhất: Font chữ Times New Roman, kích thước cỡ chữ chuẩn văn bản. (Bạn có thể tham khảo thông tư 01 của Bộ Nội Vụ về trình bày văn bản hoặc bài viết cách trình bày luận văn thạc sĩ)

Đối với những người chưa quen viết bài báo khoa học có thể rất khó khăn khi viết  viết chưa được hay. Do đó nên nhờ www.hocthue.net tư vấn cách viết và sửa lại lỗi cũng như những lời khuyên của chúng tôi đối với dịch vụ viết bài báo khoa học trong phần liên hệ với chúng tôi.

Thẻ