Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống dành cho chuyên viên

1.Tiểu luận tình huống có bố cục như thế nào?

Hiện nay các lớp chuyên viên sẽ phải viết về tiểu luận tình huống quản lý nhà nước, xử lý tình huống trong cán bộ công chức.

Trước hết tình huống trong quản lý nhà nước là hoàn cảnh thực tế, một sự kiện, một vụ việc diễn ra cần có quyết định cụ thể tại các đơn vị hành chính hoặc sự nghiệp.  Lựa chọn quyết định sẽ được đưa ra bởi tập thể (thông qua bỏ phiếu) hoặc cá nhân (ví dụ Chủ tịch hoặc Bí thư).

Mục đích của tiểu luận tình huống đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước, viên chức đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ là phân tích tìm ra phương án và giải pháp trong tình huống trên để giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước.

Dưới góc độ của giáo viên thì tiểu luận tình huống đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được sau khóa học vào giải quyết vấn đề cụ thể tại đơn vị công tác. Nếu quý vị chưa rõ khái niệm tiểu luận có thể tham khảo thêm tại đây về khái niệm tiểu luận

Về nội dung của tiểu luận tình huống tức là giải quyết những sự kiện, vụ việc thực tế xảy ra trong quá trình lãnh đạo, quản lý, tham mưu của lãnh đạo, quản lý cấp phòng như :

  • Hành vi của cán bộ công chức, viên chức vi phạm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xử lý theo quy định.
  • Khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức,tổ chức, cá nhân liên quan đến tranh chấp tài sản, nhân thân…; các hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; thực hiện chế độ chính sách, công tác cán bộ
  • Sai phạm, khuyết điểm của cán bộ, công chức,viên chức  thuộc phòng quản lý như: báo cáo sai sự thật; che dấu khuyết điểm; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; kỷ luật phát ngôn; gây chia rẽ,mất đoàn kết nội bộ; chống đối, không thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên; cố tình làm trái quy định gây hậu quả… đến mức phải xử lý bằng các biện pháp cụ thể.

2. Bố cục của tiểu luận tình huống?

Tiểu luận xử lý tình huống về cơ bản cũng có cấu trúc giống như một tiểu luận trong các lớp học Đại học cho đến sau đại học thì tiểu luận tình huống khác một chút đó là về tình huống trong công việc của cán bộ và cấu trúc cơ bản là giống như tiểu luận bình thường như sau:

 
PHẦN MỞ ĐẦU  
Khái quát tầm quan trọng của tình huống 
PHẦN NỘI DUNG 
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG  
1. Nguyên nhân của tình huống  
1.1. Nguyên nhân khách quan 
1.2. Nguyên nhân chủ quan 
2. Hậu quả của tình huống 
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT  TÌNH HUỐNG  
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG  
1. Phương án 1 
2. Phương án 2 
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 
- Bước 1:…..  
PHẦN KẾT LUẬN

Cuối cùng là phần kết luận của tiểu luận sẽ khẳng định lại một cách ngắn gọn tính đúng đắn của phương án, cách thức giải quyết vấn đề, đóng góp của tiểu luận

Nhìn chung một tiểu luận tình huống tốt nếu phân tích làm nổi bật tình huống phát sinh liên quan đến công việc của đơn vị mình và lý giải được phương pháp (hoặc phương án tối ưu) giải quyết vấn đề (tình huống). Cần lưu ý là tiểu luận tình huống phải thuộc phạm vi công việc của đơn vị công tác (cấp Bộ, Tổng cục, Cục, Vụ, Chi cục, phòng, …). Bạn cữu lưu ý gắn với kiến thức, kỹ năng có trong chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên

Về hình thức thì độ dài: 15-20 trang A4 in từ máy vi tính (kể từ lời mở đầu, không kể trang danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có)) Font: Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14pt; lề trái 3,0cm; lề phải 2,0cm; lề trên, lề dưới 2,0 cm; dãn dòng 1,5

3. Các bước tiền hành làm tiểu luận tình huống

Dựa vào những nội dung chuyên môn của cá nhân và đơn vị mình công tác và những nội dung về các chuyên đề đã học trong chương trình để lựa chọn tình huống có vấn đề để đặt tên cho tiểu luận theo các bước như sau:
 

Bước viết tiểu luận tình huống

B1. Chọn tên đề tài:
Đây là phần đầu tiên và quan trọng nhất và khác biệt so với tiểu luận khi đi học ở đại học và sau đại học. Bạn chọn tên đề tài cho phù hợp với lĩnh vực đang công tác của mình như sau:

  • Kiến nghị XỬ PHẠT do nợ đọng thuế tại chi cục Thuế XYZ
  • Xử lý VƯỚNG MẮC trong công tác kiểm soát  nội bộ tại ….
  • Giải quyết trường hợp tự ý thôi việc của cán bộ tại UBND tỉnh...
  • Xử lý TÌNH HUỐNG BỔ NHIỆM CÁN BỘ cho đơn vị xxx
  • Xử lý tình huống ……………

B2. Thực hiện theo mục cấu trúc như đã trình bày.
Theo như bước ở trên bạn thực hiện ở phần trên và tiến hành.

C. Lưu ý trong quá trình làm tiểu luận

Một số vấn đề cần tránh trong quá trình làm tiểu luận đó là cần tránh như sau:

  • Tìm tình huống muộn, gần hết thời gian khóa học mới chọn tình huống (bị gấp). ví dụ Còn 1 ngày nữa mới làm sao kịp?
  • Tình huống không liên quan đến công việc của cá nhân, đơn vị công tác. Ví dụ ngoại tình ở đơn vị hành chính
  • Chọn vấn đề quá rộng, quá vĩ mô (như chống lạm phát, hội nhập, hoàn thiện hệ thống…). Ví dụ tên đề tài dành cho Thủ tướng, Thống đốc ngân hàng: Xử lý tình huống tỷ giá tăng cao hiện nay, xử lý tình huống thất nghiệp tăng
  • Đặt tên dài dòng, lủng củng, sáo rỗng… Ví dụ giải quyết tình huống anh X tại cơ quan Y.
  • Sao chép tiểu luận có sẵn.
  • Tình huống diễn ra đã quá lâu, không còn ý nghĩa đối với tình hình hiện nay. Ví dụ sự kiện vào năm 2011 trong khi năm nay là năm 2024
  • Trình bày trùng lắp, không đúng chỗ, không mạch lạc về nội dung
  • Cẩu thả về hình thức trình bày: lỗi chính tả, lỗi soạn thảo, diễn đạt, hình thức lòe loẹt, không đủ thông tin, không đúng mẫu…

Kỹ năng làm tiểu luận tình huống cần nhiều kiến thức về pháp luật kinh tế, xã hôi, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy chế cơ quan.
Cuối cùng chúc quý vị làm tiểu luận bồi dưỡng ngạch chuyên viên thành công và thi tốt. Nếu quý vị chưa rõ làm tiểu luận như thế nào có thể tham khảo một số nơi trên internet hoặc liên hệ hocthue.net chúng tôi sẽ tư vấn giúp quý vị.

Thẻ