Xây dựng danh mục đầu tư là một quá trình lựa chọn tài sản đầu tư một cách tối ưu bằng cách chấp nhận rủi ro tối thiểu để đạt được lợi nhuận tối đa. Danh mục đầu tư được phân loại bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ.
Xây dựng danh mục đầu tư , có tính đến việc phân bổ tài sản mục tiêu, phân tích mức độ bảo mật và các yêu cầu của khách hàng như được quy định trong tuyên bố về chính sách đầu tư. Mục tiêu chính sẽ là đạt được lợi ích của việc đa dạng hóa (tức là tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ), tối đa hóa lợi nhuận.
Các quyết định cần được đưa ra dựa trên việc đánh giá trọng số loại tài sản, đánh giá trọng số ngành trong một loại tài sản cũng như việc lựa chọn và đánh giá trọng số của từng chứng khoán hoặc tài sản riêng lẻ.
Trong bài viết này hocthue. net sẽ giới thiệu 2 phần đó là các khái niệm liên quan đến danh mục đầu tư và quy trình xây dựng danh mục đầu tư tài sản (bao gồm nghĩa rộng từ vàng, bất động sản hơn là chỉ chứng khoán)
1. Các thuật ngữ trong xây dựng danh mục đầu tư
a) Lợi nhuận (earnings)
Lợi nhuận (earnings) là tiền kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư.
• Lợi nhuận = Tiền thu về - Chi phí bỏ ra
• Ví dụ: Nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu của hocthue.net giá 100.000 đồng và giữ một năm sau bán được 120.000 đồng. Ngoài ra còn nhận được cổ tức là 10.000 đồng. Lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu:
• Lợi nhuận từ tăng giá cổ phiếu (capital gain) = 120.000 – 100.000) = 20.000
• Cổ tức (dividend) = 10.000
• Lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đầu tư = 20.000+ 10.000 = 30.000 đồng.
b) Tỷ suất lợi nhuận (rate of return)
Tỷ suất lợi nhuận đối với chứng khoán hoặc trái phiếu đo lường lãi hoặc lỗ ròng trong một khoảng thời gian.
Tỷ suất lợi nhuận đối với chứng khoán được tính toán khác với tỷ suất lợi nhuận ở những đầu tư khác như vàng, đất... đó là ngoài giá cả biến động qua thời gian còn có lợi tức (dividend)
• Tỷ suất lợi nhuận được xác định bởi công thức:
• Lợi nhuận = (Pt – Pt-1)+ Dt, trong đó bao gồm cổ tức và lợi vốn (capital gain)
• Gọi Pt là giá bán cổ phiếu, Pt-1 là giá mua cổ phiếu, và Dt là cổ tức nhận được từ cổ phiếu.
Tỷ suất lợi nhuận (rate of return)=
c) Lợi nhuận kỳ vọng E(R)
Lợi nhuận kỳ vọng là khoảng lãi hoặc lỗ dựa trên lịch sử tỷ suất lợi nhuận. Đối với danh mục đầu tư chứng khoán với trung bình có trọng số của các lợi nhuận có thể xảy ra, với trọng số chính là xác suất xảy ra.
• Cách tính lợi nhuận kỳ vọng:
E(R)=
Trong đó:
Ri là lợi nhuận ứng với khả năng
Pi là xác suất xảy ra khả năng i
n là số khả năng có thể xảy ra
d) Rủi ro
Xây dựng khái niệm rủi ro (Risk)
Về định lượng, rủi ro được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với kết quả kỳ vọng (trong đầu tư cổ phiều thì thường là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng).
Bạn mua cổ phiếu ở hiện tại nhưng giá cổ phiếu trong tương lai lên, xuống hay đứng giá không ai biết được. Nó là một sự không chắc chắn và việc bạn mua và nắm giữ cổ phiếu là rủi ro (risky). Do đó, rủi ro được đo lường bằng chỉ tiêu “độ lệch chuẩn” hoặc “phương sai”. Độ lệch chuẩn đo lường sự biến động (volatility) của giá cổ phiếu so với mức trung bình lịch sử của chúng trong một khung thời gian nhất định. Trong ngành thống kê tài chính, sự biến động là một thước đo về sự phân tán lợi nhuận cho một chỉ số chứng khoán hoặc thị trường nhất định. Hocthue.net sẽ nói về về sự biến động trong các phần về sau.
e) Danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư (portfolio) là tập hợp gồm 2 hay nhiều tài sản đầu tư. Tài sản đầu tư thì thường mọi người tin rằng các thể loại như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa như vàng, bất động sản, tiền ngoại tệ.... là những tài sản phổ biến nhất tại Việt Nam
• Danh mục đầu tư P gồm n cổ phiếu cá biệt có tỷ trọng và tỷ suất lợi nhuận lần lượt là Wj và Rj với j = 1, 2, 3, n
• Tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư (Rp) xác định như sau:
Rp = W1R1+W2R2+ ...+WnRn
f) Hệ số beta
Hệ số beta là hệ số đo lường rủi ro thị trường. Nói cách khác, hệ số beta là hệ số đo lường sự biến động (volatility) tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu so với biến động tỷ suất danh mục đầu tư thị trường. Danh mục đầu tư thị trường (market portfolio) là danh mục bao gồm các tài sản đại diện cho toàn bộ thị trường.
- Nếu hệ số beta > 1 thì cổ phiếu biến động mạnh so với thị trường
- Nếu hệ số beta < 1 thì cổ phiếu biến động thấp hơn so với thị trường
- Nếu beta =0 thì cổ phiếu đó không có rủi ro.
Tại Việt Nam, chỉ số VN30 Index (gồm 30 mã cổ phiếu lớn) được coi là đại diện thị trường.
2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
Theo Michael (2011) thì quy trình xây dựng danh mục đầu tư (theo nghĩa rộng bao hàm nhiều loại tài sản khác nhau, dưới góc độ là nhà tư vấn về đầu tư) có thể thực hiện theo các bước sau:
- Tuyên bố về Chính sách Đầu tư (Investment Policy Statement): IPS dùng để nêu rõ các mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, mục tiêu lợi nhuận, nhu cầu thanh khoản, khoảng thời gian đầu tư, cân nhắc về thuế cũng như các yếu tố pháp lý và quy định.
- Kỳ vọng về Thị trường Vốn (Capital Market Expectations:): Xác định kỳ vọng về rủi ro và triển vọng lợi nhuận của các loại tài sản khác nhau. Ví dụ lợi nhuận kỳ vọng của tôi là 10%/năm.
- Phân bổ tài sản chiến lược (Strategic Asset Allocation- SAA): Kết hợp các hạn chế và mục tiêu được nêu trong IPS với kỳ vọng của thị trường vốn để xác định SAA. Phân bổ tài sản tức là chỉ định tỷ lệ phân bổ theo tỷ lệ cho các loại tài sản khác nhau và đưa ra mức độ rủi ro hệ thống phù hợp với tuyên bố về chính sách đầu tư. Các phương pháp truyền thống để phân bổ tài sản, dựa trên Tối ưu hóa phương sai trung bình, tập trung vào ước tính rủi ro và các vấn đề thực tế với phương pháp Markowitz. Nói cách khác, theo hocthue.net thì tại Việt Nam đa số sinh viên sẽ tối ưu, giả lập sử dụng công cụ là sử dụng công cụ Solver trong MS. Excel với ràng buộc và hàm mục tiêu cụ thể như trên (về tổng tỷ trọng và tỷ trọng cho từng cổ phiếu). Từ đó để lựa chọn loại tài sản cụ thể (ví dụ vàng, chứng khoán hocthue.net...)sẽ được đưa vào danh mục đầu tư.
3. Kết luận
Xây dựng danh mục đầu tư là vấn đề từ cấp độ dễ ở mức xây dựng các tài sản chứng khoán cho đến tài sản phi truyền thống. Dịch vụ của hocthue.net sẽ giúp bạn làm bài tập xây dựng danh mục đầu tư một cách dễ dàng, chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu liên hệ chúng tôi nhé.
THAM KHẢO
Michael G. McMillan (2011), INVESTMENTS: Principles of Portfolio and Equity Analysis, John Wiley & Sons, Inc