Quy trình và lưu ý khi làm luận văn thạc sĩ

I. KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU

1. Khái niệm

Luận văn thạc sĩ là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên cao học, thể hiện khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đã được học để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn. Luận văn thạc sĩ ở góc độ bạn sẽ phải trải qua ít nhất 6 tháng để nghiên cứu.

quy trình làm luận văn thạc sĩ

2. Yêu cầu cơ bản

  • Tính khoa học và tính độc lập trong nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu phải có giá trị lý luận hoặc thực tiễn
  • Tuân thủ phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Đảm bảo tính trung thực trong trích dẫn và sử dụng tài liệu

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Giai đoạn 1: Chuẩn bị và xây dựng đề cương

Bạn cần lưu ý về giai đoạn này. Giai đoạn này bạn cần đọc nhiều tài liệu tham khảo, bài báo khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 

Bạn có thể tham khảo các chủ đề luận văn kinh tế của hocthue.net trước khi quyết định lựa chọn đề tài.

  1. Lựa chọn và đăng ký đề tài
    • Tham khảo định hướng nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn
    • Xác định phạm vi và khả năng thực hiện
  2. Xây dựng đề cương chi tiết dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên cứu

  1. Hoàn thiện thủ tục hành chính
    • Thông qua đề cương tại Khoa Sau Đại học. Giai đoạn này bạn sẽ phải trải qua hội đồng đánh giá đề cương trước khi thực hiện.
    • Nhận quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn
  2. Tiến hành nghiên cứu
    • Đọc nhiều tài liệu liên quan.
    • Thu thập và xử lý dữ liệu
    • Viết luận văn theo kế hoạch ghi trong luận văn.
    • Tham vấn thường xuyên với giảng viên hướng dẫn

Giai đoạn 3: Hoàn thiện và bảo vệ

  1. Nộp luận văn và thẩm định
    • Nộp luận văn cho Phòng Sau Đại học
    • Trải qua quá trình thẩm định
    • Giải trình và chỉnh sửa (nếu có)
  2. Bảo vệ luận văn
    • Bảo vệ trước Hội đồng
    • Chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng
  3. Hoàn tất thủ tục
    • Nộp luận văn đã chỉnh sửa
    • Làm thủ tục tốt nghiệp
    • Nhận bằng thạc sĩ

III. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG LUẬN VĂN

1. Tên đề tài

  • Ngắn gọn, rõ ràng
  • Phản ánh đúng nội dung nghiên cứu
  • Xác định rõ phạm vi không gian và thời gian
  • Phù hợp với chuyên ngành đào tạo

Kinh nghiệm của hocthue.net lựa chọn đề tài khá khó. Bạn có thể tham khảo các bài sau để hiểu rõ hơn về đề tài:

https://www.hocthue.net/quan-ly-duoc

2. Phần mở đầu

  • Tính cấp thiết của đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu/Giả thuyết (nếu có)
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3. Tổng quan nghiên cứu

  • Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan
  • Xác định khoảng trống nghiên cứu
  • Nêu rõ điểm kế thừa và phát triển

4. Phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở lý thuyết
  • Phương pháp thu thập dữ liệu
  • Phương pháp xử lý và phân tích
  • Quy trình nghiên cứu

5. Kết cấu luận văn

Thường gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận
  • Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
  • Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Mỗi chương cần có kết luận riêng

6. Trích dẫn và tài liệu tham khảo

Cấu trúc trích dẫn chuẩn gồm:

  1. Tên tác giả/tổ chức
  2. Năm xuất bản
  3. Tên tác phẩm
  4. Nhà xuất bản/Tạp chí
  5. Địa danh xuất bản
  6. Số trang (đối với bài báo)

Quy định này sẽ có đối với từng trường.

Thẻ