Chỉ số và hệ thống chỉ số thống kê.

Trong bài viết này hocthue.net sẽ giới thiệu với các bạn khái niệm, cách sử dụng về chỉ số và hệ thống chỉ số trong thống kê ứng dụng. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm bài tập thống kê có thể liên hệ hocthue.net sớm nhé.

Khái niệm của chỉ số thống kê.

Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.  Các số chỉ mục là cách của một nhà thống kê để biểu thị sự khác biệt giữa hai phép đo bằng cách chỉ định một số làm "cơ sở", đặt cho nó giá trị 100 và sau đó biểu thị số thứ hai dưới dạng phần trăm của số thứ nhất. 

Trong thống kê, chỉ số là thước đo thống kê được thiết kế để hiển thị sự thay đổi hoặc khác biệt tương đối giữa hai hoặc nhiều giá trị theo thời gian hoặc giữa các nhóm khác nhau. Chỉ số thường được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ, với giá trị cơ sở được gán giá trị là 100.

Ví dụ: Nếu doanh thu của một doanh nghiệp từ 20.000 tỷ đồng năm 2022 lên 21.000 tỷ đồng năm 2023, thì doanh thu năm 2023 bằng 105% doanh thu năm 2022. Do đó, trên cơ sở (kỳ gốc) 2021 = 100, chỉ số doanh thu của công ty là 105 vào năm 2022 . 

Cách sử dụng chỉ số trong thống kê

Phương pháp chỉ số được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế của doanh nghiệp và có những cách sử dụng sau:

  • Khi so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp trong kinh tế, trước hết phải chuyển các về cùng đơn vị để có thể đánh giá hoặc so sánh.

  • Dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu một hiện tượng có nhiều nhân tố tham gia, muốn nghiên cứu nhân tố nào thì cho nhân tố đó biến động (thay đổi); còn các nhân tố khác giữ nguyên, cố định.

Ví dụ: Thông thường khi tính chỉ số doanh thu của doanh nghiệp, có hai nhân tố tham gia vào quá trình tính toán, đó là: sản lượng và giá cả. Dùng chỉ số để nghiên cứu nhân tố sản lượng tiêu thụ, ta phải cố định yếu tố giá cả, có nghĩa là sản lượng tiêu thụ hai kỳ so sánh đều tính theo một giá nào đó (giá kỳ gốc, giá kỳ nghiên cứu, giá cố định...). Việc đưa ra nguyên tắc nghiên cứu trên nhằm loại trừ ảnh hưởng tác động của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.

Trong phân tích, thống kê sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phương pháp chỉ số có những tác dụng:

  • Biểu hiện sự biến động của sự kiện, hiện tượng qua thời gian. Chỉ số loại này gọi là chỉ số phát triển; tính được bằng cách so sánh mức độ cùng một sự kiện, hiện tượng nhưng khác nhau về thời gian.

  • Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua điều kiện không gian khác nhau: giữa hai xí nghiệp, hai sản phẩm v.v... Chỉ số này được gọi là chỉ số không gian hay chỉ số không gian.

  • Biểu hiện công tác kế hoạch; nhiệm vụ kế hoạch hoặc thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ số này được gọi là chỉ số kế hoạch.

  • Phân tích vai trò tác động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ sự kiện, hiện tượng kinh tế phức tạp. Nói cách khác chỉ số được dùng để phân tích mối liên hệ của sự kiện, hiện tượng.

Tóm lại chỉ số là một phương pháp cho phép nghiên cứu biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, đồng thời phân tích được sự biến động của hiện tượng do các nhân tố cấu thành.

Hệ thống chỉ số.

Hệ thống chỉ số là hệ thống các chỉ số liên hợp có mối quan hệ với nhau tác động đến chỉ tiêu tổng thể nghiên cứu. Cơ sở để hình thành hệ thống chỉ số nghiên cứu mối liên hệ là mối liên hệ kinh tế thực tế giữa các chỉ tiêu, thường được biểu hiện dưới dạng các đẳng thức kinh tế.

Hệ thống chỉ số nghiên cứu mối liên hệ bao gồm hai thành phần chủ yếu sau:
a.    Chỉ số nhân tố (chỉ số bộ phận) phản ảnh sự biến động của nhân tố cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của sự biến động này đối với biến động của tổng thể nghiên cứu. Ví dụ như các chỉ số giá, chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ, chỉ số giá thành, v.v... 

b.    Chỉ số toàn bộ phản ảnh biến động của toàn bộ hiện tượng gồm nhiều nhân tố tác động đến như: Chỉ số mức tiêu thụ hàng hóa, chỉ số chi phí sản xuất, v.v...

Ví dụ: ID=Ip. I(Với ID là chỉ số doanh thu, Ip là chỉ số giá, Iq là chỉ số sản lượng)

Hệ thống chỉ số được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu thống kê sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì nó có những tác dụng nổi bật như sau:

Xác định cụ thể về lượng vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố đối với biến động của hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều nhân tố. Thông qua mặt lượng cụ thể cho phép đánh giá được vai trò của từng nhân tố; xác định được nhân tố chủ yếu tác động đến sự biến động chung của hiện tượng. Điều này cho phép giải thích đúng đắn tình hình biến động (tăng hay giảm) của hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với các nhân tố trong thóng kê doanh nghiệp.

Biết cách vận dụng mối quan hệ trong hệ thống chỉ số để tính những chỉ số chưa biết theo quan hệ toán học là một ý tưởng rất hay trong thống kê ứng dụng . Tác dụng này thường được sử dụng khi không có đầy đủ dữ kiện để tính các chỉ số nhân tố.

Hocthue.net đã giới thiệu với các bạn khái niệm, cách sử dụng về chỉ số và hệ thống chỉ số trong thống kê ứng dụng. Bạn gặp khó khăn về thống kê có thể liên hệ với dịch vụ giải bài tập thống kê của hocthue.net nhé.

Thẻ