Phương pháp thống kê tiền tệ, ngân hàng

Nếu các bạn đang  cần thuê làm bài tập thống kê, luận văn về thống kê trong lĩnh vực ngân hàng thì có thể cần hiểu một số phương pháp thống kê phổ biến trong quá trình làm luận văn lĩnh vực tài chính ngân hàng như sau:

1.    Phương pháp thống kê tiền tệ, ngân hàng:

Thống kê tiền tệ, ngân hàng có 2 phương pháp:
1.1.    Phương pháp thống kê truyền thống:
Theo phương pháp này sử dụng  các phương pháp thống kê truyền thống như:
-    Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu thống kê, bao gồm: Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, nhằm phản ánh hiện tượng theo quy mô, trình độ phát triển, tính phổ biến, tính điển hình.
-    Phương pháp phân tổ thống kê: Là việc sắp xếp các phần tử trong tổng thể theo tiêu thức nào đó, đáp ứng với yêu cầu của quá trình nghiên cứu.
-    Phương pháp dãy số thời gian: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiện tượng theo dãy số thời gian.
-    Phương pháp chỉ số: Sử dụng phương pháp phân tích sự tác động của các nhân tố cấu thành đến hiện tượng nghiên cứu.
-    Phương pháp hồi quy tương quan, hệ số co giãn: Sử dụng các mô hình toán để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thống kê.
1.2.    Phương pháp thống kê của IMF: Là phương pháp sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System of national account) nhằm thống nhất việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó so sánh, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia trên thế giới.
 

2.    Các loại báo cáo sử dụng trong phân tích thống kê:


Tùy vào mục tiêu của quá trình nghiên cứu, báo cáo thống kê được phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1.    Phân loại theo mức độ, tính chất báo cáo:
-    Báo cáo thống kê tổng hợp: Là loại báo cáo phản ánh tổng hợp các hoạt động của hệ thống ngân hàng (Bảng cân tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, …).
-    Báo cáo nghiệp vụ: Là loại báo cáo phản ánh cơ cấu, chất lượng, tính chất của các hoạt động của từng nghiệp vụ ngân hàng.
2.2.    Phân loại theo mục đích của báo cáo:
-    Báo cáo thống kê phục vụ mục đích quản lý vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Bảng cân đối tiền tệ, thống kê xuất, nhập khẩu, …)
-    Báo cáo thống kê đáp ứng yêu cầu kiểm soát, thanh tra, bao gồm các chỉ tiêu giám sát từ xa, tỷ lệ an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng).
-    Báo cáo thống kê đáp ứng yêu cầu quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
-    Báo cáo thống kê đáp ứng yêu cầu của quản lý kinh tế theo chế độ báo cáo tài chính.
2.3.    Phân loại theo phương pháp lập báo cáo:
-    Báo cáo thống kê lập từ bảng cân đối tài khoản kế toán.
-    Báo cáo thống kê lập theo phương pháp thu thập thống kê.
2.4.    Phân loại theo định kỳ gửi báp cáo:
-    Báo cáo ngày, báo cáo kỳ.
-    Báo cáo tháng, quý, năm.
 

Thẻ