So sánh giữa Giả thuyết và Giả định trong nghiên cứu (Hypothesis and Assumption )

Để hiểu rõ 2 khái niệm này trước hết ta sẽ bắt đầu bằng quá trình nghiên cứu của một nhà khoa học sẽ như thế nào?  Bạn cần hiểu rằng quá trình sẽ như sau:  Giả định> Giả thuyết> Làm nghiên cứu (Thí nghiệm).

a) Khái niệm giả thuyết nghiên cứu

Khái niệm giả thuyết nghiên(hypothesis) cứu là một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật. Nói cách khác giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu hoặc giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả.

Ví dụ: Giả thuyết thu nhập người dân tỉnh Quảng Bình sẽ tăng nếu đầu tư tăng.

b) Khái niệm giả định nghiên cứu

Khái niệm “giả định" (Assumption) là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm.  Điều kiện này có thể mơ tưởng, hoặc có thể chỉ là tùy tiện. Chẳng hạn như bạn "mơ tưởng" rằng mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc chính xác.

Ví dụ

  • Giả định mô hình hồi quy có giả định rằng mẫu là quan sát ngẫu nhiên. 
  • Mọi người cần dịch vụ của hocthue.net.
  • Khách hàng sẽ trả tiền cho một tính năng mới trong sản phẩm.

Tóm lại giả thuyết và giả định là 2 khái niệm khác nhau:
Giả thuyết là đề cập về kết quả, cần chứng minh.
Giả định là đề cập về quá trình nghiên cứu.

Bảng so sánh giữa giả định và giả thuyết
  Giả định (Assumption) Giả thuyết - Hypothesis 
Nội dung Niềm tin Sự dự đoán
Bằng chứng Không có bằng chứng  Có sự hỗ trợ bởi lý luận
Đo lường Không thể đo lường Có thể đo lường
Thẩm định Không yêu cầu thẩm định Cần thẩm định hoặc bác bỏ
Kiểm tra (testable) Không thể kiểm tra Có thể kiểm tra