20 câu hỏi bảo vệ luận văn/luận án thường gặp

Trong quá trình bảo vệ luận văn/luận án, hội đồng có thể yêu cầu xây dựng thêm về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu; đặt câu hỏi về những phát hiện, kết luận và đóng góp của bạn; và / hoặc yêu cầu bạn giải thích chi tiết về sự liên quan của nghiên cứu của bạn với nghề nghiệp và xã hội của bạn nói chung.

Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi thảo luận: tại sao và làm thế nào bạn chọn vấn đề để điều tra; công cụ thu thập dữ liệu bạn đã chọn; các giả thuyết cơ bản của nghiên cứu của bạn; khung lý thuyết và khái niệm; phương pháp bạn đã chọn; cách dữ liệu của bạn được phân tích; và cách bạn giải quyết vấn đề của mình, đưa ra kết luận, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục đích của bạn. 

Bằng cách này, giám khảo của bạn có thể đánh giá những hiểu biết mà bạn đã nghiên cứu. Bởi vậy hocthue.net bằng kinh nghiệm sửa luận văn, viết luận văn nhiều năm đã tổng kết lại danh sách 20 câu hỏi bạn nên chuẩn bị trước khi bảo vệ luận văn/luận án:

  1. Câu hỏi phổ biến nhất mà bạn có thể được hỏi là bạn đã học được gì từ nghiên cứu bạn đã thực hiện. Bạn phải tóm tắt toàn bộ nghiên cứu của mình trong một đoạn ngắn.
  2. Tại sao bạn chọn chủ đề cụ thể này hoặc nguồn cảm hứng của bạn đằng sau nghiên cứu này là gì?
  3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài luận văn, luận án của bạn là gì hoặc nó sẽ đóng góp hay bổ sung như thế nào vào khối kiến thức hiện có?
  4. Bạn có thể được yêu cầu tóm tắt những phát hiện chính của nghiên cứu.
  5. Bạn đã thực hiện tiền nghiên cứu (background research hoặc pre-research) nào cho nghiên cứu này?
  6. Những hạn chế nào bạn gặp phải khi viết luận văn/luận án này?
  7. Tại sao bạn chọn phương pháp hoặc mẫu cụ thể này cho nghiên cứu?
  8. Bạn sẽ thêm điều gì vào luận văn/luận án nếu được yêu cầu bổ sung thêm điều gì đó vào nghiên cứu?
  9. Những đề xuất hoặc gairi pháp chính trong nghiên cứu của bạn là gì?
  10. Tại sao bạn chọn nhóm tuổi cụ thể này trong nghiên cứu?
  11. Giả thuyết của bạn là gì?
  12. Nếu cho bạn 1 cơ hội, bạn có muốn thay đổi gì về luận văn/luận án của mình không?
  13. Bạn gặp phải những hạn chế gì khi xử lý mẫu của mình?
  14. Bạn vận dụng kết quả nghiên cứu của mình với các lý thuyết hiện có như thế nào?
  15. Tương lai của nghiên cứu này là gì?
  16. Bạn dự định làm gì với công việc của mình sau khi hoàn thành nghiên cứu này và vận dụng trong công việc của mình là gì?
  17. Bạn đã sử dụng các biến nghiên cứu nào?
  18. Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?
  19. Bạn tự đánh giá công việc của mình như thế nào?
  20. Bạn sẽ cải thiện công việc của mình như thế nào?

Đây là một số câu hỏi rất chung chung nhưng hơi phức tạp mà bạn có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn.

Tuy nhiên ngoài câu hỏi chung chung thì còn những câu hỏi mà sẽ rất chi tiết, cụ thể từng đề tài:

Ví dụ đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ABC

Đề tài này do học thue.net viết và hỗ trợ trả lời sẽ như sau:

Phản biện 1:
Câu 1: Trong 3 nội dung (lập dự toán, quyết toán, thanh tra xử lý vi phạm), ND nào hiện yếu kém nhất tại huyện ABC? Tại sao?

Trả lời:
Nhìn chung có thể nọi trong 3 nội dung thì công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước yếu kém nhất bởi vì đặc biệt với các ngân sách cho các dự án xây dựng bởi vì:
•    Năng lực cán bộ, nhân viên làm công tác thanh tra còn yếu kém. Công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật, dự toán được chủ đầu tư hợp đồng với các nhà thầu tư vấn thẩm tra, một số làm chưa tốt nên có nhiều khối lượng, đơn giá, định mức do đơn vị tư vấn thiết kế tính sai vẫn không được loại bỏ như công trình 
•    Sự can thiệp quá sâu của thủ trưởng cơ quan quản lý vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan thanh tra phụ thuộc vào các cơ quan hành chính cùng cấp về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ chức, nhân sự. Trong khi đó, pháp luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên đối với lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước.

Câu 2: Giải thích bảng 2.1. (tr 36) về quy mô dự toán và thực hiện dự toán qua các năm.

Trả lời:
Tuy tổng thu ngân sách cũng như tổng thu cân đối NSNN hai năm 2017 và 2018 đều chưa đạt dự toán giao nhưng tổng thu ngân sách trên địa bàn luôn tăng khá. 
Quy mô về dự toán tăng từ năm 2014 từ 293 tỷ lên tới 711 tỷ năm 2017 và gần như không thay đổi vào năm 2018 là 707 tỷ đồng. Như vậy ta thấy quy mô thu theo dự toán tăng lên.
Về thực hiện dự toán ta thấy tăng liên tục từ 2014 từ 353 tỷ đồng 545 tỷ đồng đều vượt dự toán đều vượt dự toán. Đến năm 2017 thì chỉ đạt 583 tỷ và năm 2018 đạt 544 tỷ. Như vậy thực hiện thu giai đoạn 2017-2018 đều không  đạt dự toán và không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Tóm lại ta thấy hiệu quả thu về ngân sách nhà nước tại Huyện ABC đang kém dần trong giai đoạn 2017-2018

Phản biện 2:
1) Tại tr.16 có ghi: “NS cấp huyện bao gồm NS cấp xã. NS cấp tỉnh bao gồm NS cấp huyện.” Hãy giải thích cho sự “bao gồm” này.

Trả lời:
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; thì quản lý ngân sách Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật;
Như vậy có thể nói sự "bao gồm" đã được thể hiện trong các cấp trong quy định của luật tổ chức chính quyền địa phương

2) Tại sao lại xếp các yếu tố: Kinh tế; xã hội; chính sách vàthể chế; cơ chế quản lý NSNN; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn tài chính, vào nhóm các yếu tố kháchquan trong quản lý NS cấp huyện?

Trả lời:
Yếu tố khách quan được hiểu là yếu tố bên ngoài phạm vi mà UBND huyện ABC có thể đưa ra quyết định hoặc chủ động thay đổi. Chẳng hạn như "cơ chế quản lý NSNN" là yếu tố khách quan bởi vì nó do Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội quy định trong các văn bản và UBND huyện ABC phải tuân thủ theo những quy định này về quản lý ngân sách .

3) Giải thích vì sao chi dự phòng thực hiện lại nhỏ hơn dự toán ở các năm 2016, 2017? [Bảng 2.6, tr.49]

Trả lời:
- Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước 2015 thì dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để một số việc chẳng hạn như Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;
Chi dự phòng thấp hơn thực hiện bởi vì trong những năm 2016, 2017 huyện ABC có một số nhiệm vụ giải phóng mặt bằng bãi rác Nam Sơn đang trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự toán rất cao để bồi thường cho dự án này. Tuy nhiên quá trình thương lượng đền bù với người dân chưa đạt được kết quả nên quá trình chi (thực hiện) thấp hơn dự toán.

Thẻ