Quy trình và lưu ý khi làm luận văn thạc sĩ

1. Luận văn thạc sĩ

Luận văn thạc sĩ là một đề tài nghiên cứu độc lập của học viên dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học. các kết quả của luận vă phải thể hiện rằng tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào giải quyết vấn đề thực tiễn

2. Quy trình làm luận văn thạc sĩ

quy trình làm luận văn thạc sĩ


Các bước triển khai thực hiện Luận văn thạc sĩ chung như sau. Có thể một số trường hơi khác biệt nhưng về cơ bản là giống nhau.
GIAI ĐOẠN 1: Đăng ký đề tài và xây dựng đề cương
Giai đoạn này bạn đăng ký đề tài rồi làm đề cương gửi người hướng dẫn, người hướng dẫn duyệt đề cương rồi bạn làm.
Bước 1: Học viên cao học tự lựa chọn đề tài và đăng ký. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chọn đề tài của giảng viên hướng dấn vì mỗi người hướng dẫn sẽ phần lớn giỏi một vài bộ môn.
Bước 2: Học viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên xây dựng Đề cương chi tiết Luận văn.
GIAI ĐOẠN 2 Tiến hành làm luận văn
Giai đoạn này bạn làm luận văn và liên hệ với người hướng dẫn.
Bước 3: Khoa Sau Đại Học thông qua tên Đề tài, Đề cương và xác nhận giảng viên hướng dẫn.
Bước 4: Hiệu trưởng ra Quyết định công nhận Đề tài và người hướng dẫn Luận văn.
Bước 5: Học viên làm Luận văn dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
GIAI ĐOẠN 3: Hoàn thành và Kết thúc luận văn
Giai đoạn này là giai đoạn nộp luận văn. Một số trường hợp sẽ có những vấn đề bạn cần lưu ý
Bước 6: Sau khi làm xong thì học viên nộp Luận văn cho Phòng sau Đại học.
Bước 7: Thẩm định Luận văn trước bảo vệ.
Bước 8: Học viên giải trình kết quả thẩm định (nếu có vấn đề chưa thống nhất).
Bước 9: Bảo vệ Luận văn trước Hội đồng
Bước 10: Điều chỉnh Luận văn và báo cáo kết quả cho Chủ tích Hội đồng luận văn
Bước 11: Làm thủ tục sau bảo vệ tốt nghiệp.
Bước 12: Nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ.

3. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ  NỘI DUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


Các bạn lưu ý về nội dung luận văn thạc sĩ như sau:

 3.1.    Tên đề tài: Tên đề tài Luận văn phải thể hiện nội dung một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể được lựa chọn, rõ ràng, càng ít chữ càng tốt, thể hiện được bản chất của vấn đề, thời gian, không gian nghiên cứu dự kiến, phản ánh đúng chuyên ngành của mình.

3.2.    Tính cấp thiết của đề tài: tính cấp bách của vấn đề nghiên cứu. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài (giải quyết cái gì? nó có cần thiết không? Cho ai thụ hưởng?);

3.3.    Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Bạn cần chú ý rằng khi làm đề cương chi tiết thì cần tương đối đấy đủ. Phải có phần tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài để trình bày những kết quả nghiên cứu trong đề tài trước đó "giông giống" với đề tài của bạn. Bạn cũng nêu ra những thứ kế thừa và phát triển thêm trong luận văn của mình.

3.4.    Đối tượng, phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài. Một nghiên cứu khoa học nào cũng có giới hạn của nó. Bạn cần làm rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi giới hạn về đối tượng, giới hạn không gian (địa bàn, đơn vị, ngành cụ thể), thời gian (theo khả năng thu thập số liệu so sánh).

3.5.    Mục tiêu của đề tài. Bạn cần nêu rõ mục tiêu đề tài. Điểm đáng lưu ý trong phần nêu mục tiêu là phải gần giống với tên đề tài đã chọn. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và thậm chí là giả thuyết nghiên cứu.

3.6.    Phương pháp, phương pháp luận nghiên cứu. Thông thường sẽ dùng phương pháp mô tả hoặc định lượng. Đây là cơ sở lý thuyết sẽ được áp dụng cho nghiên cứu, cách tiếp cận theo loại thiết kế nghiên cứu nào để đáp ứng được mục tiêu đề ra hay trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Cách thức lựa chọn phương pháp, thiết kế qui trình cần phải được làm rõ và lý giải cách thức đã vận dụng.

3.7.    Kết cấu của Luận văn. Phần này nêu các chương, mục dự kiến, nêu tên từng chương và mục tiêu của mỗi chương. Số chương đặt ra phù hợp với một mục tiêu nhỏ trong tổng các mục tiêu mà Đề tài đặt ra. Bạn cần lưu ý là cuối mỗi chương đều phải có phần kết luận về chương. Kết cấu luận văn thường gồm 3 chương.

3.8.    Danh mục tài liệu tham khảo. Đây là danh mục các sách, bài báo khoa học, tài liệu đã trích dẫn.
 
1.    Tên tác giả hoặc tổ chức. Ví dụ nếu là Đảng Cộng Sản ban hành thì có thể tổ chức sẽ là Đảng Cộng Sản.

2.    Năm xuất bản.

3.    Tên tác phẩm.

4.    Nhà xuất bản (hoặc tên Tạp chí đăng bài báo).

5.    Địa danh xuất bản.

6.    Nếu bài báo khoa học thì ghi rõ số trang được đăng trong Tạp chí.





 

Thẻ